Những công cụ phân tích lưu lượng web thay thế alexa hiệu quả

 

Alexa.com từ lâu đã là một trong những công cụ tốt nhất được sử dụng để tối ưu, phân tích lưu lượng truy cập web. Việc alexa phải đóng cửa khiến rất nhiều người quản trị mất đi người trợ lý đắc lực của mình.

Nhưng rồi việc gì đến nó sẽ đến, người đi trước luôn là người thắng cuộc! Vì vậy, không thể trì hoãn hơn nữa chúng ta cần phải tìm bằng được người trợ lý phù hợp và tốt nhất với mình. Nếu bạn đang tìm kiếm công cụ như Alexa.com, chúng tôi hy vọng giới thiệu này sẽ giúp ích và lấp đầy khoảng trống mất mát cho bạn.

1. Ahrefs Rank

Ahrefs Rank là chỉ số xếp hạng của một trang web dựa vào các dữ liệu như: Số lượng, chất lượng backlink trỏ về website. Như vậy, Ahrefs sẽ giúp nhận định được website nào đang xếp hạng cao hơn hay thấp hơn để từ đó chúng ta có thể tập hợp, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tìm ra chiến lược SEO phù hợp cho website của mình.

Ahrefs Rank

SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là hoạt động tăng lưu lượng truy cập của một trang web từ các kết quả tìm kiếm không phải trả tiền. Nó liên quan đến những thứ như nghiên cứu từ khóa, tạo nội dung, xây dựng liên kết và kiểm tra kỹ thuật.

URL Rating

URL rating là chỉ số thể hiện độ uy tín của một URL cụ thể. Thang điểm để đánh giá URL rating sẽ là từ 1 đến 100 dựa vào độ uy tín và chất lượng backlink trỏ về.

Domain Rating

Domain Rating

Domain Rating (DR) là chỉ số thể hiện cho sức mạnh tổng thể của một tên miền. DR có thang điểm từ 1 đến 100 cho thấy sức mạnh hồ sơ backlink của trang web so với website khác trong cơ sở dữ liệu của Ahrefs.

Backlinks

Backlink là liên kết được đặt ở một website khác trỏ về website của bạn. Công cụ Ahrefs sẽ hiển thị toàn bộ số backlink dẫn về website hoặc URL cụ thể. Khi xem chỉ số backlink các bạn cần lưu ý giúp tôi rằng, số  backlink trong Ahrefs là số lượng link trỏ về không phải số lượng trang trỏ về, các bạn không nên nhầm giữa 2 chỉ số này.

Ahrefs Backlinks

Bạn click vào mục Backlinks ở cột bên tay trái để có thể xem được tình trạng link đang trỏ về trang đang như thế nào. Ahrefs sẽ giúp bạn hiển thị toàn bộ backlink đang có trên website, backlink bị mất. Chức năng này còn giúp bạn đánh giá được sức mạnh của backlink trỏ về website của mình như thế nào, từ đó lập kế hoạch xây dựng backlink phù hợp với tình hình thực tế.

Ahrefs sẽ hiển thị bảng thống kê những link mới được trỏ về trang tới từ URL nào, và bạn có thể biết được chất lượng của URL chứa link cũng như những loại backlink đó được gắn với loại Anchor Text gì.

Dựa vào những số liệu được Ahrefs cung cấp bạn có thể có những đánh giá sơ bộ về tình trạng backlink trên website của mình đang như thế nào. Thậm chí bạn còn có thể biết được website của mình có đang bị đối thủ chơi xấu bắn link bẩn không để có biện pháp xử lý.

Kiểm tra các Backlink Broken: Các backlink được trỏ về một trang mà xuất hiện phản hồi 404 sẽ được gọi là Backlink Broken hay backlink gãy. Backlink Broken sẽ thông báo cho người dùng biết trang đang gặp lỗi không thể hiển thị nội dung, không hoạt động tại thời điểm đó.

Tìm Broken Backlinks là một trong những cách dễ nhất để tạo backlink bởi vì bạn đã HAD backlink. Thêm vào đó, “linker” đã quyết định liên kết với bạn. Điều đó có nghĩa là bạn có thể bỏ qua giai đoạn xây dựng mối quan hệ phức tạp của quá trình tiếp cận cộng đồng. Dưới đây là cách để có thể tìm thấy các broken backlinks bằng cách sử dụng Ahrefs:

Anchor Text

Chức năng  Anchor Text của Ahrefs sẽ giúp bạn xem được loại Anchor Text nào đang được sử dụng để dẫn backlink về trang. Từ đó bạn sẽ nhận định được những loại Anchor Text mình đang sử dụng có đa dạng, có đúng với nội dung mà link dẫn, có hiệu quả khi sử dụng, số domain, số trang chứa Anchor Text…

Sau khi năm được tổng quan tình hình Anchor Text của toàn trang bạn sẽ bắt đầu lên kế hoạch triển khai backlink phù hợp

Referring Domains

Referring Domains là chỉ số thể hiện số lượng domain có link trỏ về website của bạn. Các thông số trong Referring Domains gồm: Live/Recent/Historical.

Chức năng này còn có thể cho bạn biết được domain nào mới có backlink về web, domain nào mới bị mất backlink ở mục New và Lost. Qua đó, bạn có thể đưa ra những kết luận về độ hiệu quả của việc xây dựng backlink và lựa chọn được những domain tốt nhất để xây dựng backlink tốt hơn.

Organic keywords

Organic Keywords là số lượng từ khóa của một website được xếp hạng trong top 100 của Google.

Nếu bạn đang thắc mắc không biết khách hàng thường sẽ truy cập vào website của mình qua những từ khóa nào thì bạn hãy chọn ngay mục Organic Keywords của Ahrefs. Bạn sẽ biết được website của mình đang có bao nhiêu từ khóa nằm trong Top 100, số traffic trên mỗi từ khóa, vị trí của từ khóa…

Qua đó, bạn có thể biết được những từ khóa trên website mình đang SEO có hiệu quả hay không? Từ khóa nào đang làm kém hiệu quả? Cuối cùng bạn sẽ lập được một kế hoạch SEO hợp lý để thúc đẩy website lên top một cách nhanh chóng

Organic Traffic

Organic Traffic là lưu lượng truy cập của người dùng vào website của bạn từ Google Search.

Top content

Top content là tổng hợp các bài viết có nhiều lượng traffic nhất của website bạn trên Google.

Ahrefs Top content

Keyword Difficulty

Keyword Difficulty là độ khó của một từ khóa xếp hạng trên trang 1 (posion 1 -10) Google, Keyword Difficulty sẽ được xếp hạng theo thang điểm từ 1 – 100. Độ khó của từ khóa dựa trên một số yếu tố như sau: Độ uy tín của website, chất lượng nội dung, backlinks.

Ví dụ: Tôi muốn kiểm tra độ khó của từ khó “dịch vụ SEO”, chọn Keyword Explorer và chọn từ khóa để kiểm tra thì được như hình bên dưới.

Top Pages

Top pages là tổng hợp tất cả các trang có nhiều tương tác nhất của một domain theo thứ tự giảm dần. Các chỉ số sẽ hiển thị gồm có: traffic, value, keywords.

Dashboard – Bảng tổng quan

Tại bảng tổng quan này bạn có thể quan sát nhanh các chỉ số như Ahrefs Rank, các backlink, Referring Domains, Organic Traffic,…Từ đó bạn có thể phân tích nhanh các đối thủ cạnh tranh của mình.

Backlink Profile

Đây là chức năng nổi trội được nhiều người yêu thích khi sử dụng Ahrefs:

  • New Backlinks: Thể hiện danh sách các website vừa liên kết đến website của bạn (hoặc website của đối thủ cạnh tranh).
  • Lost Backlinks: Tổng hợp danh sách các trang đã từng liên kết với bạn… nhưng gần đây đã xóa liên kết của bạn.
  • Broken Backlinks: Là các link bị hỏng

Best By Links Growth

Best By Links Growth tổng hợp các thông tin một website và tìm ra các trang đang tăng trưởng link nhiều nhất theo thời gian 1 ngày, 7 ngày và 30 ngày. Để có thể khai thác tính năng này một cách tốt nhất bạn có thể kết hợp sử dụng với chức năng Top Pages để tìm ra những trang nhận được nhiều link và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Broken Outgoing Links

Broken Outgoing Links sẽ giúp bạn tìm ra các link bị hỏng ở trong một website bất kỳ. Ngoài ra, bạn cũng  có thể sử dụng chức năng này để xây dựng backlink cho website của mình.

PPC Keywords

PPC là hình thức quảng cáo trả phí trên mỗi click chuột, tính năng này giúp bạn biết được một website A nào đó đang sử dụng những từ khóa nào để chạy quảng cáo, và từ khóa đó có mang về lợi nhuận cho website đó hay không?

Content Gap

Nếu bạn muốn nghiên cứu đối thủ thì bạn không nên bỏ qua chức năng Content Gap tuyệt vời này.

Bạn chỉ cần add các đối thủ cạnh tranh và website của bạn vào sau đó chọn Show keywords. Ahref sẽ hiển thị cho bạn danh sách các từ khóa mà bạn không được xếp hạng. Content Gap cho phép bạn nhập tối đa 10 địa chỉ trang web của đối thủ ở mục Add target. Tuy nhiên, nếu lĩnh vực của bạn có ít đối thủ mạnh thì bạn chỉ cần nhập từ 3 domain rồi nhấn Show Keywords là đã có thể xuất dữ liệu được rồi.

Content Gap sẽ hiển thị bảng thống kê các từ khóa của đối thủ đang nằm trong top 10 mà website của bạn chưa triển khai 

2. Semrush

Ra mắt vào năm 2008, Semrush là một nền tảng tiếp thị nội dung phổ biến với các công cụ mạnh mẽ để phân tích trang web và SEO. SEMrush là một trong những công cụ phân tích các chỉ số của website online khá nổi tiếng trên cộng đồng SEO nước ngoài hiện nay. Công cụ này được biết đến như là một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa và phân tích đối thủ cùng SEO hàng đầu hiện nay.

Semrush SEO

Semrush có một loạt các tính năng để giúp bạn SEO, nghiên cứu thị trường và thậm chí cả các chiến dịch tìm kiếm có trả tiền. Được các nhà tiếp thị kỹ thuật số trên toàn thế giới tin cậy, Semrush là một giải pháp thay thế khả thi cho Alexa.com để nghiên cứu từ khóa và phân tích lưu lượng truy cập. Đăng ký Semrush bắt đầu từ $ 119,95 cho cá nhân và $ 449,95 cho doanh nghiệp.

Cũng giống như các công cụ nghiên cứu các chỉ số online khác, SEMrush cũng có những con bot tìm kiếm dữ liệu riêng. Con bot đầu tiên với cơ chế hoạt động hoàn toàn khác so với các con bot mà chúng ta đã biết trước đó như Googlebot. Thay vì bắt đầu thu thập dữ liệu từ một trang bất kỳ cho đến hết tất cả các liên kết có trên trang, con bot này sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu của các trang có nằm trong top 20 trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm. Và từ khóa được sử dụng trong khâu thu thập dữ liệu này sẽ là những từ khóa có độ phổ biến cao hoặc có lượng tìm kiếm lớn.

Khả năng thống kê backlink

Giống Ahrefs hay MajesticSEO – những công cụ nghiên cứu backlink hàng đầu hiện nay, SEMrush cũng đem đến cho người dùng những báo cáo thống kê chi tiết về lượng backlink, anchor text, các referral domain,.. Những số liệu này sẽ đem lại cho người đọc một cái nhìn tổng quan về chiến lược xây dựng liên kết của đổi thủ.
SEMrush có một tính năng nổi trội hơn những công cụ nghiên cứu backlink khác đó là việc báo cáo chi tiết hơn về địa chỉ IP đã đặt backlink tới website. Bởi có thể xảy ra tình huống có nhiều website tạo backlink đến một trang web có địa chỉ IP trùng lặp hoặc cùng địa chỉ IP host. Và những link từ những website cùng địa chỉ Ip này sẽ có thể chỉ được coi như là những liên kết đến từ cùng một tên miền thay vì nhiều tên miền khác nhau.
Một tiện ích khác mà công cụ này còn đem lại đó là khả năng so sánh chỉ số của 2 website bất kỳ (có thể lên đến 5 website). Đây là tính năng mà Ahrefs hiện vẫn chưa thể làm được.
Mặc dù vậy, công cụ đa năng này vẫn còn một số điểm hạn chế nhất định. Đầu tiên và có ảnh hưởng lớn nhất đó là về dữ liệu. Cơ sở dữ liệu của SEMrush khá khiêm tốn so với các công cụ khác. Khi mà lượng Backlink công cụ này có thể thu thập được chỉ dừng ở mức 125 tỷ backlink của 45 triệu domain, ít hơn rất nhiều so với các công cụ khác (như Alexa là 6 tỷ trang) và vô cùng ít so với hàng nghìn tỷ các có trên Internet hiện nay (tương đương với lượng backlink có thể lên đến hàng trăm nghìn tỷ backlink).
Vì vậy, dữ liệu mà SEMrush đem lại chưa thực sự đem lại giá trị lớn hàng đầu cho người dùng. Hạn chế tiếp theo đó là hạn chế về khả năng theo dõi backlink mới và mất đi. Công cụ này vẫn chưa thể đưa ra những báo cáo chi tiết của mình về lượng link đến và đi theo thời gian ngày. Như vậy, sẽ khá khó khăn cho người dùng khi muốn sử dụng công cụ này để theo dõi backlink của bản thân cũng như đối thủ.
Một hạn chế nữa của SEMrush đó là tần suất cập nhật backlink khá thấp. Khi mà Ahrefs có thể cập nhật backlink theo ngày, thậm chí tần suất cập nhật có thể lên đến 30 phút, thì SEMrush vẫn phải mất rất lâu lên đến gần một tháng để có thể cập nhật hết các dữ liệu của mình.

Khả năng thống kê thứ hạng của các trang trên site

SEMrush sẽ thống kê cho bạn những trang nào trên site đang có một thứ hạng tốt trên Google tại 26 quốc gia khác nhau. Thứ hạng tốt ở đây có nghĩa là những trang nằm trong top 20 của Google tại 26 quốc gia trên. Bạn cũng có thể theo dõi sự thay đổi thứ hạng của những từ khóa này thông qua SEMrush, cùng với những đối thủ cạnh tranh SEO hàng đầu.
Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy được hạn chế của công cụ này qua tính năng trên. Đó là hạn chế về cơ sở dữ liệu. Công cụ này chỉ thu thập dữ liệu của Google địa phương tại 26 quốc gia (trong đó không có Việt Nam). Hơn nữa, bạn cũng sẽ không có số liệu gì nếu như website bạn không thể lọt vào top 20 cho bất kỳ từ khóa nào.

Khả năng phân tích sữ liệu quảng cáo

SEMrush có thể giúp bạn nghiên cứu toàn bộ chiến dịch chạy quảng cáo của đối thủ, mà đầu tiên và phổ biến nhất trên Search Engine đó là Google Adwords. Ngoài các thống kê về từ khóa quảng cáo Google Adwords cùng thứ hạng của những từ khóa đó, SEMrush còn giúp bạn phân tích xem xu hướng người dùng tìm kiếm xoay quanh những từ khóa này, đồng thời đánh giá xem những từ khóa đó đem lại bao nhiêu traffic cho website.

Với SEMrush, bạn gần như đã có được dữ liệu Google Adwords của đối thủ. Và dựa vào tính năng này, bạn đã có thể biết được mình cần cạnh tranh với đối thủ tại những từ khóa nào, hay từ khóa nào sẽ đem lại nhiều visit nhất cho website bạn.

Ngoài Adword, SEMrush cũng giúp bạn nghiên cứu cả những loại quảng cáo khác của đối thủ như PLA (Product Listing Ads), quảng cáo trên video và quảng cáo trên mạng hiển thị GDN (Google Display Network).
Như vậy, SEMrush có thể đem lại những dữ liệu vô cùng hữu ích cho các quản trị viên website để cạnh tranh và chiến thắng đổi thủ mình về SEO và quảng cáo Online.

3. Similarweb

Pablo Picasso đã từng có câu nói nổi tiếng “Good artists copy, great artists steal.” Tạm dịch: Người nghệ sĩ tốt sẽ sao chép, người nghệ sĩ tuyệt vời sẽ lấy cắp. Để phát triển mạnh mẽ và thu hút nhiều khách hàng hay tạo ra nhiều doanh thu hơn thì nhãn hàng của bạn phải đi trước một bước như đã nói ở trên. Nói theo đúng câu của Picasso thì chúng ta cần biết “cướp khách”. Có một công cụ giúp bạn phân tích và “chiếm” Traffic từ các đối thủ đó chính là SimilarWeb. Hãy cùng tìm hiểu về công cụ này có gì hay ho nhé.

SimilarWeb có gì hơn alexa.com

Công cụ SimilarWeb

Có thể nói, SimilarWeb là thước đo của thế giới kỹ thuật số. Công cụ phân tích trang web này dùng để đo lường điểm số lưu lượng truy cập (Traffic) và nguồn (Sources) của hơn 80 triệu Website, cung cấp cho các Marketers những hiểu biết để phát triển theo cấp số nhân.

Những phân tích này có thể được gửi tới bất cứ ai! Đặc biệt hơn, SimilarWeb là một sản phẩm Freemium, giới hạn dữ liệu trong 5 kết quả hàng đầu cho người dùng miễn phí. Chỉ 5 kết quả thôi cũng là quá đủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cách sử dụng SimilarWeb

SimilarWeb cũng có phiên bản ở Tiện ích mở rộng Google Chrome (Google Chrome Extension) dùng cho trình duyệt của bạn, đồng thời cho phép bạn chạy phân tích tức thì trên bất kỳ trang web nào. Có lẽ việc đầu tiên mà bất cứ 1 Marketer nào muốn làm đó chính là phân tích trang web của mình. Bên cạnh SimilarWeb thì còn có công cụ Google Analytics cũng có thể đưa cho bạn những chỉ số bạn cần. Tiếp đến là việc so sánh traffic của mình với các đối thủ. Đây là cơ sở để mỗi nhãn hàng tìm ra điểm mạnh của mình mà đối thủ không có để phát triển chúng.

Cách sử dụng SimilarWeb

Bắt đầu

Bạn cần phải bắt đầu phân tích bằng cách tìm kiếm một trang web trong thanh tìm kiếm của SimilarWeb. Để cho đỡ mất thời gian suy nghĩ thì bạn đọc có thể thử luôn với chính trang SimilarWeb.com. Sau khi bạn tìm kiếm trang web, bạn sẽ được hiển thị một màn hình chứa tất cả dữ liệu mà bạn sẽ cần để đánh cắp traffic từ đối thủ. Phần đầu của trang kết quả hiển thị một số thông tin chung như:

  • Global Rank (Xếp hạng toàn cầu):Con số này biểu thị nơi trang web xếp hạng về lưu lượng truy cập. Con số càng thấp, thứ hạng càng cao.
  • Country Rank (Xếp hạng quốc gia):Đây là nơi trang web xếp hạng ở quốc gia nơi nó được sử dụng nhiều nhất. Một lần nữa nhấn mạnh rằng, số càng thấp, càng tốt!
  • Category Rank (Xếp hạng danh mục):Điều này cho thấy trang web xếp hạng trong danh mục của nó.

Bạn hãy lưu ý, nếu một trang web có thứ hạng rất thấp (được hiển thị bằng số lượng cao) thì họ không nhận được nhiều lưu lượng truy cập và không cần thiết để chạy một phân tích. Khi bạn lướt qua phần trên cùng của kết quả, bạn sẽ thấy Tổng quan về lưu lượng truy cập, điều này cho thấy số lượt truy cập mà trang web nhận được và “Lưu lượng truy cập của các quốc gia”.

Hãy nhớ rằng, điều quan trọng là bạn đang phân tích các trang web có liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn. Do đó đảm bảo các trang web này đang nhận được lưu lượng truy cập từ các quốc gia được nhắm mục tiêu của bạn và đang nhận được lượng truy cập đủ lớn.

Phần tiếp theo mà bạn đọc cần chú ý đó là “Traffic Sources” (Lưu lượng truy cập nguồn). Điều này cho thấy tỷ lệ lưu lượng truy cập mà một trang web nhận được từ mỗi nguồn. Nếu tỉ lệ phần trăm này thấp thì không nên tiến hành tiếp nghiên cứu phân tích, và ngược lại.

Giới thiệu (Referrals)

Các lát dữ liệu có giá trị lớn đầu tiên mà bạn sẽ gặp là các lượt giới thiệu (Referrals). Một Referral là một lần truy cập vào một trang web từ một nguồn bên ngoài (thường thông qua một liên kết). Đừng lo lắng về “Top Destination Sites” mà hãy kiểm tra phía bên trái của kết quả để tìm “Top Referring Sites” (Những trang web giới thiệu hàng đầu). Danh sách đó bao gồm 5 trang web có thể là đối thủ của bạn, có thể là cả những “miếng mồi” cho trang web của bạn bắt kịp họ. Từ việc nghiên cứu các trang web giới thiệu hiệu suất hàng đầu, hãy tự đặt ra những câu hỏi:

  • Loại trang web nào là nguồn giới thiệu? (Ví dụ: blog, công cụ, nguồn cấp dữ liệu, thư mục)
  • Làm thế nào là đối thủ cạnh tranh của bạn leo lên top giới thiệu? (Ví dụ: nội dung, xây dựng liên kết, đề xuất, nhận xét, đánh giá)
  • Làm thế nào bạn có thể nhân rộng và cải thiện chiến lược của mình như họ?

Có thể đối thủ của bạn đã tốn hàng vài giờ đồng hồ tìm kiếm những trang web đạt top như vậy, trong khi bạn chỉ cần 1 lượt search là ra. Do đó hãy sử dụng SimilarWeb như một vũ khí của bạn.

Tìm kiếm (Search)

Content Marketing là một vũ khí cho bất cứ nhãn hàng nào. Liên tục đăng nội dung chất lượng cao sẽ giúp nâng bạn lên thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Điều này sẽ thúc đẩy lưu lượng truy cập miễn phí đến trang web của bạn. Khi đọc những thông số từ SimilarWeb, người dùng có thể thấy hai bộ dữ liệu đối lập nhau: ORGANIC và PAID. Nếu bạn phân tích một thương hiệu, nhãn hàng nổi tiếng, các từ khóa có hiệu suất cao nhất sẽ là tên thương hiệu của họ, và được đánh dấu bằng các kết quả của SimilarWeb.

Từ những từ khóa này, bạn hoàn toàn biết được đối thủ của mình đang sở hữu những từ khóa tìm kiếm nào hiệu quả, và họ có đang trả tiền để website hiện lên hay không. Đặc biệt, khi bạn biết thị trường mục tiêu của mình đang tìm kiếm gì, bạn có thể tạo ra nội dung có giá trị tập trung vào các từ khóa này. Nếu đối thủ của bạn đang trả nhiều tiền cho từ khóa, hãy sử dụng các từ khóa đó để tạo nội dung (giống như nội dung không phải trả tiền). Và xem xét tự trả tiền cho các từ khóa tương tự (hoặc giống nhau). Ngoài ra, bạn thậm chí có thể trả tiền để xếp hạng cho thương hiệu đối thủ của mình (vô số doanh nghiệp đã làm điều này!). Bạn cũng có thể sử dụng một công cụ miễn phí khác có tên là Keywords Everywhere, để khám phá các lựa chọn thay thế cho các từ khóa có giá trị nhất của đối thủ cạnh tranh và nhắm vào đó để tạo nội dung.

Social

Các mạng lớn nhất thế giới đã trở thành chiến trường cạnh tranh khốc liệt trong những năm gần đây. Vì vậy, mỗi phần dữ liệu và phân tích bổ sung, đều cung cấp cho bạn một cơ hội khác để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh. Hãy phân tích:

  • Liệu rằng đối thủ trong ngành của bạn có đang nhận được lưu lượng truy cập từ các mạng giống như bạn?
  • Phần lớn người xem của họ đến từ đâu? Họ đang sử dụng nền tảng gì mà bạn không dùng?
  • Mạng xã hội nào đáng giá nhất về thị trường mục tiêu của bạn?

Hiển thị quảng cáo (Display Advertising)

Nếu bạn tìm kiếm nơi mà đối thủ của bạn hiển thị quảng cáo bằng cách “tìm chay” thì sẽ mất khoảng 1 tháng. Nhưng với SimilarWeb, nó chỉ mất 2 giây. Dữ liệu này cho bạn thấy những nơi thành công nhất cho quảng cáo của đối thủ cạnh tranh của bạn, vì vậy bạn có thể tự đặt quảng cáo ở đó! Hơn cả thế, bạn còn có thể khám phá các Mạng quảng cáo (Ad Networks) mà họ đang sử dụng để phân phối các quảng cáo này.

Sở thích của đối tượng (Audience Interests)

Mục sở thích của đối tượng (Audience Interests) trên trang SimilarWeb sẽ cung cấp cho bạn những ý tưởng về nội dung và cách tiếp cận khách hàng tiềm năng. Trang SimilarWeb cũng hiển thị những chủ đề (Topics) hấp dẫn, phổ biến nhất. Bạn cũng có thể phân tích thông qua “các trang web cũng truy cập khác” (Also visited websites) vì họ cũng đang thu hút đối tượng mục tiêu của bạn.

Đối thủ cạnh tranh và các trang web tương tự

Khám phá tất tần tật về đối thủ cạnh tranh lớn nhất của bạn sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều dữ liệu có giá trị. Lời khuyên là hãy chỉ đào sâu những “đối thủ nặng ký” thực sự với bạn để không mất quá nhiều thời gian. Khi có vài ba cái tên hiện lên, bạn lại làm theo những mục kể trên để đánh giá từng đối thủ qua nhiều tiêu chí khác nhau. 

4. Moz Pro

Moz Pro được xây dựng nhằm mục đích chấm điểm, đo lường độ mạnh yếu của Website. Bên cạnh đó, Moz Pro còn giúp bạn xác định mức độ Spam của liên kết hay nội dung. Từ đó, bạn có thể đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời.

Moz Pro

Để có thể sử dụng Moz, bạn cần tải Moz Bar về máy tính. Sau đó, tiến hành đăng ký tài khoản và kiểm tra các điểm số về Website của bạn.

Các tính năng chính

Moz tích hợp các tính năng giúp cải thiện khả năng hiển thị tìm kiếm trang Web của bạn bao gồm:

  • Link Explorer
  • Rank Tracker 
  • Keyword Explorer.

Trình khám phá liên kết (Link Explorer)

Gần đây, Moz đã thay tính năng Open Site Explorer bằng Link Explorer. Các chức năng cơ bản vẫn được giữ nguyên cũ nhưng số lượng chỉ số thì lớn hơn nhiều, chính xác là 35,5 nghìn tỷ liên kết.

Link Explorer hoạt động rất đơn giản. Đầu tiên, hãy nhập trang Web của bạn hoặc đối thủ cạnh tranh vào thanh công cụ. Bạn sẽ nhận được báo cáo về hồ sơ liên kết của trang Web đó.

Domain Authority

Domain Authority cho biết mức độ uy tín và sức mạnh của Website. Hay nói cách khác, nó dự đoán vị trí xếp hạng của Website trên các công cụ tìm kiếm.

Đây là cách Moz dùng để xác định mức độ tin cậy của toàn bộ Website chứ không phải một trang riêng lẻ. Vì vậy, bạn càng có nhiều liên kết chất lượng dẫn đến trang Web của mình thì con số này càng cao.

Nếu như chỉ xem xét Domain Authority

Linking Domains

Tiếp theo, chúng ta hãy xem xét Linking Domains.

Dựa vào tính năng này, bạn có thể dễ dàng đánh giá trang Web của bạn so với các đối thủ cạnh tranh một cách nhanh chóng. Nhờ vào việc xem xét số lượng các Backlink đi vào Website từ một miền đơn lẻ. Cho dù một Website có liên kết đến trang Web của bạn nhiều lần nhưng vẫn sẽ được tính là một Linking Domains

Top Pages

Tính năng quan trọng thứ ba bên trong Link Explorer là Top Pages.

Top Pages giúp đo lường độ tin cậy và uy tín của từng trang (hay còn gọi là Page Authority). Tính năng này có thể dự đoán khả năng lên Top trên Google của một trang cụ thể. Tuy nhiên, nó này chỉ mang tính tham khảo. Trên thực tế, Page Authority cao cũng chưa chắc từ khóa ở trang Web đó có lên Top được hay không.

Spam Score

Link Explorer cũng cung cấp một tình năng hữu ích khác là Spam Score.

Spam Score sẽ cho bạn biết liên kết trên trang Web có bị Spam hay không theo đánh giá phần trăm từ 0 – 17. Số lượng Backlink chất lượng kém càng nhiều thì Website có chỉ số Spam càng cao. Chỉ số này nằm trong khoảng 0 – 4 thì trang Web được xem là an toàn nhất cho SEO.

Link Intersect

Link Intersect giúp tìm ra những trang Web đang liên kết với đối thủ cạnh tranh của bạn nhưng không liên kết tới trang của bạn. Điều này giúp bạn tìm kiếm các liên kết mới dễ dàng hơn.

Nhìn chung, Link Explorer trong Moz không được hoàn hảo như công cụ Ahrefs nhưng nó đang được cải thiện về cả số lượng chỉ mục lẫn tính năng.

Trình khám phá Web mới (Fresh Web Explorer)

Fresh Web Explorer thực chất là một công cụ giám sát những đề cập liên quan tới thương hiệu. Khác với những công cụ khác, nó cho phép bạn tìm kiếm những đề cập gần đây nhất.

Công cụ này sử dụng sức mạnh của chỉ số Moz Fresh Escape để phát hiện ra những đề cập mới nhất về công ty, ngành hay bất kỳ từ khóa nào mà bạn quan tâm.

Vì vậy, Fresh Web Explorer rất hữu ích trong việc xây dựng liên kết và quảng bá nội dung. Tuy nhiên, hiệu quả mà nó mang lại không quá mạnh mẽ như những công cụ khác trên thị trường.

Trình khám phá từ khóa (Keyword Explorer)

Keyword Explorer được xem là tính năng tổng thể tốt nhất của Moz Pro. Nhìn bề ngoài, nó hoạt động giống như những công cụ nghiên cứu từ khóa khác. Bạn gõ từ khóa vào thanh tìm kiếm, nó sẽ trả về danh sách các thuật ngữ…và các ý tưởng từ khóa mới.

Vậy thì điều gì tạo nên sự khác biệt cho Keyword Explorer? Có ba lý do chính, cụ thể như sau:

Thứ nhất, số lượng tìm kiếm hàng tháng chính xác hơn nhiều công cụ khác. Do Moz không chỉ tập hợp dữ liệu từ Google Keyword Planner. Moz còn sử dụng dữ liệu người dùng để thực hiện dự đoán có bao nhiêu người thực sự tìm kiếm từ khóa đó.

Thứ hai, các số liệu trả về cực kỳ hữu ích. Bạn có thể thấy được độ khó của từ khóa và tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên ngay trên một trang. Moz còn đưa ra đánh giá thông qua chỉ số Priority Score. Với chỉ số này, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm các từ khóa có sự tốt nhất giữa khối lượng tìm kiếm, tỷ lệ nhấp chuột không phải trả tiền và khả năng cạnh tranh.

Thứ ba, Keyword Explorer tạo ra những ý tưởng từ khóa mới tuyệt vời. Với những công cụ khác, bạn chỉ nhận được những từ khóa biến thể từ chính từ khóa đó. Còn Keyword Explorer còn cung cấp cho bạn hàng loạt từ khóa có liên quan đến chủ đề đó. Bạn có thể xem ví dụ với từ khóa “paleo diet” dưới đây.

Tính năng gợi ý từ khóa trong MozPro

Khám phá theo trang Web (Explore By Site)

Đây được xem như phiên bản SEMrush của Moz. Nói cách khác, nó hiển thị cho bạn những từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn đã xếp hạng. Và bạn có thể sử dụng bộ lọc để tìm thấy các cụm từ có lượng tìm kiếm hoặc mức độ cạnh tranh dễ dàng.

Thu thập thông tin trang Web (Site Crawl)

Đây là tính năng kiểm tra SEO được tích hợp sẵn trong Moz. So với một số công cụ khác, Site Crawl có sự kết hợp chặt chẽ giữa các tính năng mạnh mẽ và giao diện trực quan. Bằng cách này, bạn có thể nhanh chóng tìm và khắc phục các vấn đề kỹ thuật quan trọng của SEO ngay lập tức.

Site Crawl cũng giúp bạn phát hiện các vấn đề liên quan đến nội dung. Cụ thể, “Content Issues” sẽ cho biết mức độ trùng lặp hay tải chậm trên trang Web của bạn. Hầu hết các SEOer đều thừa nhận rằng rất khó để phát hiện các nội dung trùng lặp, đặc biệt là với Website lớn có đến hàng nghìn trang con. Do vậy, tính năng này mang lại lợi ích cực kỳ to lớn.

Phân tích tình hình nội dung Website với MozPro

Rank Tracker của Moz là một công cụ theo dõi thứ hạng uy tín và đáng tin cậy. Bạn có thể nhìn thấy Website đang nằm ở vị trí nào trên bảng xếp hạng của Google. Ngoài ra, Moz cũng cho bạn biết có bao nhiêu từ khóa thay đổi thứ hạng. Và khả năng hiển thị tìm kiếm tổng thể của chúng. Nếu như bạn sử dụng tính năng này mỗi ngày thì sẽ thu được kết quả khả quan.

Page Optimization thực chất là SEO On-page. Tức là việc tối ưu các yếu tố hiển thị ngay trên Website. Mục đích là để nâng thứ hạng của trang Web lên vị trí đầu tiên trong kết quả của công cụ tìm kiếm.

Để sử dụng tính năng này, bạn chỉ cần nhập URL và từ khóa mà bạn muốn xếp hạng và sau đó bạn sẽ nhận được Page Score. Điểm số này ước tính mức độ tối ưu hóa của trang cho từ khóa cụ thể đó.

Tính năng Page Optimization tối ưu SEO On-page

Nếu điểm số của bạn không được như mong muốn, bạn có thể sử dụng Content Suggestions để cải thiện vấn đề này. Đó là danh sách chủ đề trong nội dung của các trang xếp hạng cao. Và nếu bạn có những chủ đề tương tự trong nội dung của mình, bạn có thể được tăng thứ hạng.

MozBar

MozBar là một tiện ích mở rộng của Chrome cung cấp cho bạn dữ liệu liên kết (như Domain Authority và Page Authority) bên trong SERPs. Tức là người dùng có thể truy cập để xem các số liệu liên kết và phân tích các yếu tố trên trang.

Phiên bản miễn phí của MozBar còn khá hạn chế. Nhưng những người theo dõi Moz Pro vẫn nhận được các dữ liệu đầy đủ về các chỉ số liên kết trên trang.

Insights về cơ bản là danh sách những việc bạn có thể làm để cải thiện SEO cho Website.

Tính năng Insights giúp liệt kê nhiệm vụ giúp tăng lượng truy cập tự nhiên

Moz Pro cung cấp cho bạn hàng tấn chỉ số và dữ liệu. Điều này thật hữu ích nếu bạn có hiểu biết về SEO. Còn nếu là một người mới, dữ liệu của Moz Pro đưa đến có thể khiến bạn choáng ngợp.

Insights sẽ đưa ra cho một danh sách các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên để giúp tăng lượng truy cập tự nhiên. Mặc dù, không chỉ ra tất cả phương án làm SEO trên trang của bạn nhưng Insights sẽ làm nổi bật những thứ có thể tạo ra sự khác biệt.

Ngoài ra, Insights cũng cho biết PageSpeed hiện tại của trang nhanh hay chậm. Và người quản trị phải dựa vào đó để điều chỉnh hợp lý.

Chiến dịch Moz Pro (Moz Pro Campaigns)

Moz Pro Campaigns sẽ kéo tất cả dữ liệu từ tài khoản Moz của bạn vào một trang tổng quan. Nếu bạn đang quản lý SEO cho nhiều khách hàng khác nhau thì điều này rất hữu ích. Bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về hiệu suất SEO của từng Website chỉ trên một trang mà không cần truy cập bằng Google Analytics như trước. Việc này giúp tiết kiệm được cả thời gian và công sức cho người dùng.

5. SpyFu

SpyFu là một công cụ uy tín trong việc phân tích tìm kiếm và nó được biết đến với tên GoogSpy khi bắt đầu thành lập. Tính năng chính của SpyFu là cải thiện, tối ưu và tổ chức SEO và PPC của một website. Đúng như tên của nó, công cụ SpyFu được sử dụng như một con mắt dấu kín trên trang web của đối thủ của bạn. Công cụ sẽ cung cấp tất cả những thông tin dù cần thiết hay không cần thiết của website ví dụ như tổng số từ khóa mà đối thủ đã mua hoặc đã đặt giá thầu, số lần nhấp chuột mà mỗi từ khóa đã nhận và nhiều dữ liệu hơn nữa.

SpyFu

SpyFu còn giúp người dùng tổ chức lại các các tập dữ liệu lớn theo một hướng đi đơn giản để bạn có thể biết chính xác đường đi của đối thủ cạnh tranh như thế nào. Cộng với sự hỗ trợ của công cụ phân tích nội dung mới lạ, SpyFu sẽ trợ giúp bạn thực hiện AdWords và sửa đổi nó để liên quan hơn với các từ khóa theo yêu cầu của khách truy cập.

SpyFu Dasboard

Nổi tiếng là một công cụ công cụ xếp hạng website và theo dõi backlinks chuyên nghiệp, SpyFu sẽ giúp bạn phân tích những dữ liệu liên quan đến website trong SEO sau đây:

  • Theo dõi những từ khóa đang được sử dụng bởi đối thủ
  • Mức độ cạnh tranh của các đối thủ trong cùng một nhóm từ khóa
  • Số lượng từ khóa bị trùng giữa website của bạn và đối thủ. Thông tin này sẽ giúp bạn điều chỉnh chiến lược thiết kế các từ khóa đúng đắn hơn.

Các chức năng thì vô cùng hữu dụng nhưng việc kiểm tra thì rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhập URL Website của đối thủ và chờ đợi trong vài giây để xem kết quả. Giao diện của công cụ được tối giản nên khá thân thiện với người sử dụng.

Công cụ SpyFu cho phép bạn tạo một tài khoản miễn phí để sử dụng nhưng một số chức năng cao cấp sẽ bị hạn chế. Hoặc nếu bạn muốn sử dụng được toàn bộ tính năng, bạn sẽ phải chi trả khoản phí từ $39 đến $199 cho mỗi tháng.

Theo Tạp chí Điện tử

https://dientucuocsong.vn/thu-thuat/nhung-cong-cu-phan-tich-luu-luong-web-hieu-qua-thay-the-alexa

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống