Cảnh báo về mặt trái của AI

 
Chú thích ảnh
Ảnh: AFP/TTXVN

Bà Whittaker nhấn mạnh việc các công cụ AI phân tích dữ liệu, tạo văn bản và video, tìm kiếm mẫu trong dữ liệu phụ thuộc vào việc giám sát hàng loạt và thực hiện sự kiểm soát đáng lo ngại đối với cuộc sống của con người.

Theo bà, mối quan ngại về giám sát và những lo ngại về AI là "hai cách diễn đạt cùng một vấn đề". Các công cụ AI đòi hỏi lượng dữ liệu khổng lồ - kết quả của mô hình kinh doanh giám sát hàng loạt này phát triển từ những năm 1990 ở Mỹ và đã trở thành động cơ kinh tế của ngành công nghệ.

Bà Whittaker bày tỏ lo ngại về việc các hệ thống AI có thể tạo ra thông tin không chính xác và chi phối cuộc sống của con người theo những cách không mang lại lợi ích cho xã hội.

Bên cạnh đó, bà cũng chỉ ra sự mất cân bằng quyền lực do ngành công nghiệp AI bị "một số ít gã khổng lồ về giám sát" kiểm soát, song lại hoàn toàn không chịu trách nhiệm.

Sau khi công ty khởi nghiệp OpenAI tung ra ứng dụng AI đầu tiên là ChatGPT vào cuối năm 2022, làn sóng đua nhau phát triển các ứng dụng AI được kích hoạt, đặc biệt là AI tạo sinh, mang lại nhiều tiện ích trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Song, việc này cũng mang đến nhiều nguy cơ, trong đó có vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ và tính thật giả, xa hơn là những vụ tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ giữa các "tác phẩm" do AI tạo ra.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống