Văn phòng Google tại Việt Nam chính thức hoạt động từ quý 1/2025

 

Việc văn phòng Google tại Việt Nam đi vào hoạt động không chỉ đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại nước ta mà còn tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho cộng đồng quảng cáo.

Google cho biết trong thông báo gửi đến khách hàng rằng từ ngày 1/4/2025, quyền lợi và nghĩa vụ hợp đồng của các đối tác quảng cáo tại Việt Nam sẽ được chuyển giao từ Google Asia Pacific Pte. Ltd. tại Singapore sang Công ty TNHH Google Việt Nam có trụ sở tại TP.HCM.

Cơ hội nào khi Google mở văn phòng tại Việt Nam

Đặc biệt, từ ngày 1/3/2025, Google Việt Nam sẽ trở thành đối tác chính thức cho tất cả các sản phẩm quảng cáo, thay thế cho Google Singapore. Điều này đồng nghĩa với việc Google Việt Nam sẽ trực tiếp quản lý các hoạt động liên quan đến hóa đơn, cho phép khách hàng nhận hóa đơn bằng Việt Nam đồng và chịu thuế VAT 10% theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nhằm đảm bảo tính hợp lệ của hóa đơn, Google yêu cầu các đối tác cung cấp mã số thuế, tên và địa chỉ trùng khớp với thông tin đã đăng ký với cơ quan thuế. Các đối tác cũng sẽ nhận được bản sao các điều khoản dịch vụ cập nhật từ ngày 1/1/2025, và quá trình chuyển nhượng này sẽ không làm gián đoạn dịch vụ.

Đại diện truyền thông của Google cho biết công ty đã xây dựng một đội ngũ nhân viên tại chỗ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng quảng cáo tại Việt Nam và hỗ trợ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của quốc gia.

Công ty TNHH Google Việt Nam được thành lập ngày 31/5/2023 và hiện đang hoạt động dưới sự quản lý của Cục thuế TP.HCM, với mã số thuế được cập nhật lần cuối vào ngày 3/12/2024. Văn phòng này sẽ tập trung vào các hoạt động kinh doanh và tiếp thị, chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, trong khi trụ sở chính của Google Châu Á Thái Bình Dương vẫn đặt tại Singapore.

Việc Google Việt Nam đi vào hoạt động và phát hành hóa đơn bằng tiếng Việt, bao gồm thuế VAT 10%, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước. Điều này không chỉ giúp đơn giản hóa quy trình hạch toán và kiểm toán mà còn tăng cường tính minh bạch trong việc sử dụng dịch vụ xuyên biên giới. Hơn nữa, việc này sẽ giúp nhà nước thu thuế một cách rõ ràng hơn, góp phần gia tăng nguồn thu từ các khoản thuế so với trước đây.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống