An Giang: Trang bị công cụ để chống xâm nhập hệ thống CNTT

An Giang: Trang bị công cụ để chống xâm nhập hệ thống CNTT

An Giang: Trang bị công cụ để chống xâm nhập hệ thống CNTT

Theo tin từ Sở TT&TT An Giang, thời gian qua hệ thống thông tin của tỉnh được đầu tư và trang bị hệ thống tường lửa để phát hiện và chống xâm nhập (IPS), có phân vùng đệm an toàn mạng (DMZ), hệ thống chống thư rác (Spam) và trang bị phần mềm phát hiện mã độc gây hại cho máy tính (virus máy tính). Tại tỉnh An Giang, 11/11 huyện, thị, thành phố đã và đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hầu hết các xã đã được kết nối Internet băng rộng. Tỷ lệ trung bình máy tính/các bộ công chức trong tỉnh đạt trên 95%; trên 80% đơn vị cấp xã triển khai ứng dụng phần mềm một cửa.

Trước đó vào tháng 10/2016, để triển khai công tác về an toàn, an ninh thông tin trong ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, thực hiện Quyết định số 107 /QĐ-UBND ngày 19/1/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang,

Đội Ứng cứu An toàn thông tin máy tính phối hợp các đơn vị liên quan, triển khai Diễn tập ứng cứu ATANTT với chủ đề “An toàn, an ninh thông tin trong ứng dụng công nghệ thông tin triển khai chính quyền điện tử”. Lớp học cung cấp các nội dung bổ ích về an toàn an ninh thông tin, cách thức phòng thủ để bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin tại đơn vị. Dưới sự hướng dẫn của trung tâm an ninh mạng CNSC thuộc trường Đại học Công nghệ thông tin đã đem lại cho các cán bộ chuyên trách công nghệ công tin một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề bảo mật hệ thống công nghệ thông tin, để từ đó có những chính sách trong sử dụng và quản lý phù hợp hơn để đảm bảo an toàn an ninh thông tin tại đơn vị.

Cũng theo báo cáo mới đây của Sở TT&TT An Giang, hiện tại, hạ tầng bưu chính, viễn thông toàn tỉnh đáp ứng tốt cho nhu cầu gửi, nhận hàng hóa, điện thoại, truy cập Internet, các ứng dụng CNTT để phục vụ cho cuộc sống, sản xuất, kinh doanh, góp phần phục vụ tốt cho phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà: tất cả các xã, phường, thị trấn đều có điểm bưu cục, bưu điện văn hóa xã, hiện tại có trên 90 điểm bưu cục, bưu điện văn hóa xã đang hoạt động, Bưu điện tỉnh An Giang đang đầu tư thêm cơ sở vật chất, nhân viên phục vụ để đưa các điểm còn lại hoạt động vào cuối năm 2017.

Hệ thống các trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS) đã đạt đến 2.659 điểm phát, phủ sóng 100% các địa phương. Đường truyền cáp quang, cáp đồng đã được doanh nghiệp đầu tư phủ khắp địa bàn dân cư toàn tỉnh. Doanh thu bưu chính, viễn thông hàng năm đạt trên 3.000 tỷ đồng. Nộp ngân sách tỉnh An Giang trên 200 tỷ đồng.

An Giang có 5 cơ quan báo chí in, đặc biệt Báo An Giang phát hành 05 kỳ/tuần phục vụ nhu cầu đọc của người dân. Mặc dù chưa có nhà xuất bản nào nhưng trên toàn tỉnh có khoảng 8 cơ sở in được cấp phép hoạt động. 100% hộ dân được phủ sóng chương trình phát thanh, 02 kênh truyền hình ATV1 và ATV2 với tổng số giờ phát sóng lên 32 giờ/ngày. Toàn tỉnh hiện có 11 đài truyền thanh cấp huyện và 156 đài truyền thanh/156 xã, phường, thị trấn, tỉ lệ phủ sóng của hệ thống đài truyền thanh cơ sở đến nay đạt trên 86%, phục vụ tốt công tác thông tin, tuyên truyền. Cổng thông tin điện tử tỉnh và 33 cổng thông tin thành phần của các sở, ban ngành, huyện, thị xã, thành phố đã được nâng cấp đảm bảo cho công tác thông tin tuyên truyền của tỉnh, ngành và địa phương.

Tỉnh An Giang đặt mục tiêu phát triển hạ tầng của ngành những năm tiếp theo là từng bước phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông phủ khắp cả tỉnh đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Đảm bảo thực hiện các tiêu chí nông thôn mới về thông tin và truyền thông. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước gắn với cải cách hành chính, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tập trung vào cung cấp các dịch vụ công để tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Xây dựng hạ tầng CNTT hoàn chỉnh, đi trước một bước so với nhu cầu phát triển, đặc biệt là hạ tầng băng thông rộng, 4G, tiến tới 5G, đẩy mạnh thuê ngoài dịch vụ CNTT phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở phủ khắp địa bàn dân cư; truyền hình cáp đến nhiều hộ gia đình kể cả vùng nông thôn.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận