Cần Thơ: Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng

Cần Thơ: Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng

Cần Thơ: Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng

Sở TT&TT TP Cần Thơ và Cục Công nghệ thông tin (Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng) vừa ký kết quy chế phối hợp trong công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng vào ngày 8/11/2017 . Ảnh: theo báo Giao thông

Theo Sở TT&TT TP Cần Thơ, mới đây, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã chính thức giao nhiệm vụ cho Giám đốc Sở TT&TT kiểm tra, rà quét các lỗ hổng bảo mật, các mối nguy cơ an toàn thông tin mạng tại Trung tâm Dữ liệu thành phố theo thẩm quyển. Chỉ đạo này được ban hành sau khi Viettel Cần Thơ có công văn số 73/CTO-CNTT ngày 19/9/2017 đề xuất triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin của TP Cần Thơ và ý kiến của Giám đốc Sở TT&TT tại công văn số 1731/STTTT-CNTT ngày 17/10/2017 về việc làm việc với Viettel Cần Thơ về đề xuất triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng.

UBND TP Cần Thơ cũng đã giao nhiệm vụ cho Giám đốc Sở TT&TT chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 25/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc đến 2020, định hướng đến 2025. Giám đốc Sở TT&TT TP Cần Thơ cũng được giao nhiệm vụ tham mưu UBND TP triển khai thực hiện đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền.

Theo Sở TT&TT TP Cần Thơ, từ đầu năm 2017 đến nay đã ghi nhận hơn 2.000 cuộc tấn công mạng (dò quét lổ hổng, quét cổng, quét lỗi SQL injection…) vào trung tâm dữ liệu của thành phố. Hệ thống chặn thư rác (Antispam) đã phát hiện và chặn 1.778 tên miền và địa chỉ IP. Đứng đầu là Facebookmail.com đã gửi 67.958 email với tổng dung lượng 1.6GB. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm nay, Cần Thơ đã xảy ra 230 vụ sự cố hoặc rủi ro tiềm ẩn mất an toàn thông tin, phần lớn các vụ là bị nhiễm virus, mã độc và đã được các đơn vị theo dõi xử lý, khắc phục kịp thời.

Theo Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), riêng 6 tháng đầu năm 2017, VNCERT đã ghi nhận 6.303 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin của Việt Nam. Trước đó vào năm 2016, VNCERT đã ghi nhận 135.190 cuộc tấn công mạng, tăng gấp 3 lần so với năm 2015; trong đó có 10.276 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing), 47.135 cuộc tấn công cài đặt phần mềm (Malware) và 77.779 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface). Điển hình nhất là các vụ tấn công vào hệ thống mạng của ngành hàng không Việt Nam, làm ảnh hưởng hơn 100 chuyến bay, làm rõ rỉ dữ liệu của hơn 400.000 tài khoản khách hàng.

Việt Nam đang là thị trường tiềm năng của ngành “công nghiệp” mã độc thế giới. Không gian mạng Việt Nam đang được xem như là môi trường thử nghiệm cho mã độc. Lý do là do tốc độ tăng trưởng Internet ở Việt Nam rất nóng, số lượng người dùng Internet tăng nhanh nhưng nhận thức của người dùng về ATTT còn thấp, người dùng chưa có thói quen dùng phần  mềm bản quyền và thêm lý do là còn có nhiều hướng cho phép khai thác lợi nhuận khác.

Theo số liệu mà Cục ATTT được các hãng lớn trên thế giới chia sẻ thì Việt Nam nằm trong nhóm có chỉ số lây nhiễm phần mềm cao, độ lây nhiễm đứng thứ 8 thế giới với tỷ lệ người dùng bị tấn công lên tới 46%. Theo số liệu mới nhất mà Cục An toàn thông tin ghi nhận được trong 3 tháng, từ tháng 6 tới tháng  8/2017 có tới hơn 9 triệu lượt truy vấn độc hại từ các địa chỉ IP của Việt Nam. Nguyên nhân của việc bị lây nhiễm mã độc cao là do thói quen sử dụng phần mềm không bản quyền của người dùng Việt. Bên cạnh đó, ý thức của các cá nhân, đơn vị về chống lây nhiễm mã độc còn hạn chế. Các trang web dùng dịch vụ hosting có thể là nguyên nhân phát tán mã độc trong môi trường mạng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận