Chiều nay, ICTnews tổ chức tọa đàm trực tuyến “Làm gì để bảo đảm an toàn thông tin trong cơ quan nhà nước?”

Chiều nay, ICTnews tổ chức tọa đàm trực tuyến “Làm gì để bảo đảm an toàn thông tin trong cơ quan nhà nước?”

Chiều nay, ICTnews tổ chức tọa đàm trực tuyến “Làm gì để bảo đảm an toàn thông tin trong cơ quan nhà nước?”

Tọa đàm trực tuyến chủ đề “Làm gì để bảo đảm an toàn thông tin trong cơ quan nhà nước?” được ICTnews tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các chuyên gia trong ngành trao đổi, chia sẻ về các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thông tin trong khối cơ quan nhà nước. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Các nhà quản lý, chuyên gia đều có chung nhận định, nằm trong xu hướng chung của thế giới, tình hình an toàn thông tin mạng tại Việt Nam những năm gần đây liên tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng mạnh. Các nguy cơ, rủi ro về mất an toàn thông tin không những tăng về số lượng, quy mô mà tính chất phức tạp và mức độ tinh vi cũng ngày càng tăng. Đặc biệt, các chuyên gia dự báo rằng tình hình an toàn thông tin mạng trong năm 2018 và các năm tiếp theo vẫn còn diễn biến phức tạp, các cuộc tấn công mạng của tin tặc sẽ sử dụng các công nghệ thông minh hơn, tinh vi hơn và đặc biệt nguy hiểm với các cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào các hạ tầng trọng yếu quốc gia.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn thông tin trong xu hướng CNTT, Viễn thông ngày càng phát triển mạnh mẽ, từ 6 năm trước, Bộ TT&TT đã khởi động xây dựng dự án Luật An toàn thông tin mạng. Tháng 11/2015, Luật An toàn thông tin mạng được Quốc hội thông qua, ban hành và đã chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2016. Đến nay, hành lang pháp lý về lĩnh vực an toàn thông tin tại Việt Nam đã cơ bản được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị quản lý, thực thi về an toàn thông tin cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, qua hệ thống kỹ thuật, các đơn vị trong khối an toàn thông tin của Bộ TT&TT đã ghi nhận trong năm 2017 có khoảng 14.000 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin của Việt Nam, trong đó có trong đó có khoảng 3.000 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing), 6.500 cuộc tấn công cài phần mềm độc hại (Malware) và 4.500 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface). Trong đó, cũng có tới hàng trăm cuộc tấn công vào hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước có tên miền “.gov.vn”.

Với mong muốn tạo diễn đàn để các chuyên gia trong ngành trao đổi, chia sẻ về các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thông tin trong khối cơ quan nhà nước hiện nay, ICTnews tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến chủ đề “Làm gì để bảo đảm an toàn thông tin trong cơ quan nhà nước?” có sự góp mặt của 5 vị khách mời, gồm đại diện của 2 cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực an toàn thông tin là Cục An toàn thông tin, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT&TT cùng 3 đại diện các doanh nghiệp trong ngành là Công ty cổ phần An ninh an toàn CMC - CMC InfoSec, Công ty cổ phần Bkav và Công ty cổ phần Công nghệ an ninh không gian mạng Việt Nam - VNCS.

Tham dự buổi tọa đàm, các chuyên gia sẽ cùng trao đổi về những nguy cơ, thách thức trong việc đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức; đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm cũng như đưa ra những khuyến nghị đối với cơ quan, tổ chức… để giúp cho công tác đảm bảo an toàn thông tin trong các cơ quan, tổ chức nhà nước ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Buổi tọa đàm trực tuyến “Làm gì để đảm bảo an toàn trong cơ quan nhà nước?” sẽ được triển khai bằng hình thức đưa ra câu hỏi mà độc giả quan tâm đến các chuyên gia trả lời và đăng tải trên ICTnews.vn. Các độc giả quan tâm đến tọa đàm có thể đặt câu hỏi và gửi về cho Ban Tổ chức theo địa chỉ toasoan@ictnews.vn hoặc thaikhang@ictnews.vn ngay từ bây giờ.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận