Cục ATTT: Sản phẩm an ninh mạng trong nước không lép vế so với nước ngoài

Cục ATTT: Sản phẩm an ninh mạng trong nước không lép vế so với nước ngoài

Cục ATTT: Sản phẩm an ninh mạng trong nước không lép vế so với nước ngoài

Các chuyên gia trao đổi tại hội nghị

Liên quan đến vấn đề câu chuyện cạnh tranh của sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin của Việt Nam so với nước ngoài, trao đổi tại hội nghị “Nguy cơ về an toàn bảo mật trên không gian mạng tại Việt Nam và các giải pháp” ngày 24/10, ông Nguyễn Minh Đức, CEO của CyRada cho rằng việc nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong nước hiện ưa chuộng sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin của nước ngoài như hiện nay là điều bình thường. Lý do sản phẩm của nước ngoài tốt và công nghệ của Việt Nam đi sau.

Thực trạng này diễn ra không chỉ trong lĩnh vực an toàn thông tin mà nói chung là sản phẩm CNTT rồi đồ ăn uống, nhu yếu phẩm…, các sản phẩm của Việt Nam đều phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ sản phẩm nước ngoài.

Tuy nhiên, với sản phẩm an toàn thông tin trong nước, điều khác biệt đó là sản phẩm có yếu tố nội địa, giải quyết hiệu quả cho các vấn đề phát sinh trong nước.

Ngoài ra đó còn là yếu tố liên quan đến an ninh quốc gia. Nếu là sản phẩm của Việt Nam, ít nhất là có sự tin tưởng nhất định kiểm soát về công nghệ cũng như những vấn đề về an ninh bảo mật liên quan.

Trao đổi cụ thể về trường hợp của CyRada, ông Nguyễn Minh Đức cho hay CyRada là dự án khởi nghiệp về bảo mật mới ra đời, gặp nhiều khó khăn do chưa có tên tuổi.

“Chúng tôi rất khó chứng minh năng lực của mình bằng giới thiệu sản phẩm đơn thuần, mà phải qua chạy thử nghiệm thực tế tại hệ thống của khách hàng. Chỉ khi chúng tôi phát hiện ra nguy cơ về bảo mật và trong khi đó sản phẩm của nước ngoài đang chạy không phát hiện được, thì mới nhận được sự tin tưởng”, ông Đức nói.

Thế nhưng, theo ông Đức, thị trường sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin là thị trường đặc thù, có rất nhiều chông gai. Bởi đôi khi kể cả doanh nghiệp đã chứng minh được năng lực thì việc để các tổ chức, doanh nghiệp đi đến quyết định cuối cùng là thuê mua hay không thì vẫn còn rất khó khăn.

“Chúng tôi sẽ phải nỗ lực hết mình và hy vọng thời gian tới sẽ nhìn thấy nhiều công ty về an toàn thông tin của Việt Nam phát triển. Các công ty trong nước sẽ có nhiều cơ hội hơn nếu nhận được sự ủng hộ của các tổ chức Chính phủ”, ông Đức bày tỏ.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Đăng Khoa, chuyên gia Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ TT&TT cho hay, quan điểm của Cục ATTT là không khuyến nghị tổ chức, doanh nghiệp theo hướng nên sử dụng sản phẩm an toàn an ninh mạng nội địa mà không sử dụng sản phẩm của quốc tế, hay ngược lại. Mà khi một tổ chức có nhu cầu triển khai biện pháp để bảo đảm an toàn an ninh mạng, thì dù đó là sản phẩm của trong hay ngoài nước, cũng đều tốt.

Nói như vậy có nghĩa, không phải sản phẩm dịch vụ an ninh mạng nội địa lại lép vế so với nước ngoài.

Ông Trần Đăng Khoa lấy ví dụ, trong báo cáo An toàn thông tin Việt Nam năm 2015, có 6/10 phần mềm độc hại mã độc lây lan phổ biến nhất ở Việt Nam lại không trùng với 10 phần mềm độc hại phổ biến nhất trên thế giới. Còn năm 2016 con số này là 4/10.

Như vậy, bản chất của sản phẩm an toàn thông tin phát hiện được các cuộc tấn công mạng là dựa trên thực tế từng vấn đề. Do đó nhiều khi sản phẩm, giải pháp trong nước sử dụng cho Việt Nam lại có hiệu quả cao hơn so với sản phẩm khác.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận