Khi nỗi niềm 4G bị quăng cục lơ!

Khi nỗi niềm 4G bị quăng cục lơ!

Bỗng dưng có… gói cước

Cuối năm 2015, tại Phú Quốc (Kiên Giang), Vinaphone rầm rộ tuyên bố là nhà mạng đầu tiên khai thác mạng 4G. Sau đó là im lặng cho đến bây giờ… Tháng 7.2016, Mobifone cũng giậm giật tuyên bố “thử nghiệm mạng 4G”, sau đó là đổi SIM 4G, công bố gói cước… rồi cũng mất hút câu chuyện triển khai mạng 4G! Không hề đề cập hạ tầng mạng 4G như thế nào, cách đây tròn hai tháng, cả Vinaphone và Mobifone bỗng dưng công bố các gói cước 4G làm nhiều khách hàng bối rối.

 khi noi niem 4g bi quang cuc lo! hinh anh 1

Ngày 3.7.2017, Vinaphone chính thức có những gói cước dữ liệu 4G: BIG70 (70.000đ, dung lượng 2,4GB tốc độ cao, 30 ngày), BIG90 (90.000đ, 3,5GB, 30 ngày), BIG120 (120.000đ, 6GB, 30 ngày) và BIG200 (200.000đ, 11GB, 30 ngày), BIG300 (300.000đ, 18G, 30 ngày).

Ngày 3.7.2017, Vinaphone chính thức có những gói cước dữ liệu 4G: BIG70 (70.000đ, dung lượng 2,4GB tốc độ cao, 30 ngày), BIG90 (90.000đ, 3,5GB, 30 ngày), BIG120 (120.000đ, 6GB, 30 ngày) và BIG200 (200.000đ, 11GB, 30 ngày), BIG300 (300.000đ, 18G, 30 ngày). Sau đó một ngày, Mobifone cũng tung ra bốn gói cước 4G tương tự về giá và dung lượng tốc độ cao như các gói cước của Vinaphone, chỉ khác là mã HD và không có gói HD300. Nhưng Mobifone cam kết có những gói cước dịch vụ với Film+, Google, Facebook, iFlix, YouTube…

Đặc biệt, Vinaphone có gói cước Big mà theo lời quảng cáo của nhà mạng này là “dùng được cho cả hai mạng 3G và 4G”. Chính thông tin này đã làm “hại não” nhiều khách hàng khi nghĩ rằng, nếu trong trường hợp máy “lạc sóng” từ vùng 4G sang vùng 3G, cước truy cập internet sẽ bị tính riêng! Hoá ra không phải vậy. Một nguồn tin cho biết, sở dĩ Vinaphone phải “nói” như vậy vì đã có nhiều khách hàng của một nhà mạng sử dụng gói 4G đã bị trừ tiền khi máy sang vùng 3G. Tất nhiên, lỗi này đã được nhà mạng kia chỉnh sửa ngay lập tức.

Đã phủ ở đâu?

Ông N.T.S, nguyên là trưởng phòng của một công ty thành viên tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) thảng thốt: “Chưa bao giờ nghe hai nhà mạng này nói về chuyện xây dựng hạ tầng, mà bây giờ công bố gói cước 4G là sao? Hãy học cách làm của nhà mạng Viettel. Phải công bố phủ sóng ở đâu, sau đó mới nói chuyện gói cước”. Câu hỏi “hai nhà mạng Mobifone và Vinaphone đã phủ sóng ở đâu”, đã được chuyển đến đúng địa chỉ. Mobifone trả lời rằng, hiện đã phủ sóng 4G tại 35 tỉnh, thành, trong năm 2017 sẽ phủ sóng 4G tại 63 tỉnh, thành. Nhưng đó là những tỉnh, thành nào thì đại diện Mobifone ngắc ngứ… rồi im lặng.

Vinafone cũng trong tình cảnh tương tự. Dù là nhà mạng đầu tiên công bố khai thác mạng 4G đầu tiên tại Việt Nam nhưng cho đến nay, đại diện nhà mạng này cũng chỉ trả lời một cách chung chung là “đã phủ sóng 4G ở các tỉnh,  thành trọng điểm như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ…”!

Tốc độ… khỏi phải nói!

Ngày 27.7.2017, IDG Việt Nam công bố kết quả cuộc khảo sát do chính IDG tiến hành từ ngày 1.4 – 1.7.2017 tại tám tỉnh, thành phố lớn, để đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng về nhà mạng cung cấp dịch vụ 4G tại Việt Nam năm 2017. Kết quả, Mobifone đã được bình chọn là “nhà mạng có chất lượng dịch vụ 4G tiêu biểu”!

Nhưng đó là chuyện riêng của IDG Việt Nam. Còn với khách hàng đang sử dụng dịch vụ 4G của Vinaphone và Mobifone đầy rẫy những lời ta thán về chất lượng sóng, độ phủ… Ông T.B, một khách hàng sử dụng mạng 4G của Vinaphone ngay từ ngày đầu tiên, luôn miệng kêu ca về sóng 4G: “Có những thời điểm chạy rất nhanh, nhưng điều đáng nói là thường xuyên chạy chậm, có những lúc đi họp ở những toà nhà cao tầng là mất sóng 4G luôn, máy tự động chuyển sang 3G. Vẫn kết nối được internet nhưng bực mình lắm. Thà đừng có 4G còn hơn”. Ông T. Lâm (Phú Nhuận, TP.HCM) vừa đăng ký gói 4G của Mobifone được hai tháng nay. Theo ông Lâm, nếu ở công ty (Q.1), còn có sóng 4G, nhưng khu nhà ông ở Phú Nhuận, sóng 4G chỉ có một vạch, vào mạng chập chờn, hoặc là chuyển sang wifi hoặc là mạng 3G, chất lượng sóng lại ổn định hơn. Còn ông Hoàng Minh (Gò Vấp, TP.HCM) tỏ vẻ khôi hài: “Tôi xài mạng 4G của Vinaphone. Máy tôi có hiển thị tốc độ mạng nhưng chưa bao giờ thấy hiện lên con số 100kbps, có khi chỉ là 0,00kbps. Hay là máy tôi bị hư?”. Những câu hỏi, bức xúc trên chỉ có nhà mạng mới đủ tư cách trả lời cho khách hàng.

Hiện hai nhà mạng này, dù được bộ Thông tin và truyền thông phê duyệt nhiều gói cước có ưu thế về dung lượng tốc độ cao so với những gói cước của Viettel, nhưng đến nay, số lượng thuê bao 4G của hai nhà mạng này vẫn được “bảo mật ở cấp độ cao nhất”. Trong khi đó, theo một nguồn tin riêng từ Viettel, tính đến tháng 8.2017 số lượng thuê bao 4G của nhà mạng này đã trên 3,5 triệu!

 Mobifone và Vinaphone là hai nhà mạng lớn, vì sao họ lại thờ ơ với mạng 4G, vốn là dịch vụ đang bành trướng mạnh trên toàn cầu? Với Mobifone, có thể họ đang bối rối với chuyện nội bộ xoay quanh vụ việc mua AVG. Nhưng Vinaphone thì sao? Họ có nhiều ưu thế khi đang là “máy thu” của tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), có lượng khách hàng đem lại doanh thu hàng tháng (ARPU) cao nhất… Hay là họ đã hết tiền để đầu tư mạng 4G?

Những nước có tốc độ 4G nhanh nhất thế giới

Nếu bạn bực mình vì 4G nội địa, thì hãy đốt tốc độ với 4G tại ba nước chạy nhanh nhất thế giới là Hàn Quốc, Na Uy hoặc Hungary, với tốc độ lần lượt là 37,5, 34,8 và 31 megabit/giây, theo dữ liệu của hãng phân tích Open Signal từ tháng 11.2016 – 1.2017. Open Signal đo dữ liệu tốc độ của người dùng trung bình ở 87 quốc gia. Ba nước có tốc độ thấp nhất là Venezuela, Philippines và Costa Rica, với tốc độ lần lượt là 3,5, 3,3 và 2,7 megabit/giây. Trong khi đó, tốc độ trung bình của 3G toàn cầu là 3,3 megabit/giây. Open Signal đo dữ liệu cả 4G và 3G để phân tích và đối chiếu.

Open Signal còn công bố một xu hướng khác khi làm phân tích: ngay cả khi tốc độ dữ liệu di động tăng lên, người dùng đang sử dụng những lượng lớn thời gian với các thiết bị di động nối kết vào mạng wifi. Chẳng hạn, người dùng Hàn Quốc dành ra đến 50% thời gian để nối kết wifi; ở Na Uy con số đó là 55% và ở Hungary là 53%. Điều đó cho thấy các nối kết dữ liệu di động không được sử dụng để thay thế wifi, nhưng là để bổ sung.

Việt Nam không có trong bảng tổng sắp của Open Signal.  

P.V

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận