Bản tin Năng lượng xanh: Đức cần đầu tư 721 tỷ EUR để đạt mục tiêu năng lượng tái tạo năm 2030

Bản tin Năng lượng xanh: Đức cần đầu tư 721 tỷ EUR để đạt mục tiêu năng lượng tái tạo năm 2030

Bản tin Năng lượng xanh: Đức cần đầu tư 721 tỷ EUR để đạt mục tiêu năng lượng tái tạo năm 2030

Đức cần đầu tư 721 tỷ EUR để đạt mục tiêu năng lượng tái tạo năm 2030

Trong năm 2023, lần đầu tiên tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng mức tiêu thụ điện của Đức đã vượt quá 50% trong khi tỷ lệ năng lượng tái tạo trong mức tiêu thụ năng lượng để sưởi ấm tăng lên hơn 18% và trong lĩnh vực giao thông tỷ lệ này tăng hơn 7%. Nghiên cứu nhấn mạnh, bất chấp tiến bộ này, vẫn tồn tại áp lực đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực sưởi ấm và giao thông.

Số tiền đầu tư đến năm 2030 bao gồm hơn 350 tỷ EUR cho các cơ sở sản xuất năng lượng xanh, khoảng 140 tỷ EUR cho mạng lưới truyền tải điện và khí đốt, 140 tỷ EUR khác cho mạng lưới phân phối điện và khí đốt, 32 tỷ EUR cho hệ thống sưởi khu vực, 15 tỷ EUR cho mang lưới khí hydro, 17 tỷ EUR để lưu trữ và 23 tỷ EUR cho công suất sản xuất khí xanh.

Dự kiến, các khoản đầu tư cần thiết đến năm 2030 có thể tạo ra tổng giá trị gia tăng hơn 52 tỷ EUR mỗi năm. Con số này tương ứng với 1,5% tổng giá trị gia tăng ở Đức. Tổng giá trị gia tăng thực sự được tạo ra bởi quá trình chuyển đổi năng lượng vào năm 2023 ước tính đạt hơn 28 tỷ EUR, chiếm 54% tiềm năng hàng năm đạt được, chủ yếu là do việc mở rộng sản xuất điện và lưới điện vào năm 2023.

Từ năm 2031 trở đi, sẽ cần phải đầu tư thêm. Đến năm 2035, chi tiêu cần thiết bổ sung ước tính là 493 tỷ EUR. Việc mở rộng hơn nữa mạng lưới sản xuất điện cũng như truyền tải và phân phối điện sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng đầu tư lớn nhất.

Các tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh nhu cầu thu hút vốn tư nhân cho các dự án chuyển đổi năng lượng ngày càng tăng hơn bao giờ hết.

Chính phủ Ý thông qua quy định hạn chế lắp đặt tấm pin mặt trời trên đất nông nghiệp

Hôm thứ Hai (6/5), Chính phủ Liên minh cánh hữu của Ý đã thông qua các quy định hạn chế lắp đặt các tấm pin mặt trời trên đất nông nghiệp, một động thái gây ra sự chỉ trích trong dư luận vì có thể làm suy yếu các mục tiêu khử cacbon của Rome.

Các quy định mới, một phần trong gói biện pháp rộng hơn nhằm bảo vệ nông nghiệp và thủy sản, trong đó có lệnh cấm lắp đặt hệ thống quang điện với các mô-đun đặt trên mặt đất ở các khu vực được phân loại là nông nghiệp.

Các nhà vận động hành lang nông nghiệp, những người ủng hộ chính của Chính phủ cánh hữu của Thủ tướng Giorgia Meloni, từ lâu đã kêu gọi hạn chế sử dụng các tấm pin, cho rằng chúng không tương thích với việc trồng trọt.

Ngược lại, các Hiệp hội môi trường cáo buộc Chính phủ phá hoại các mục tiêu xanh đã được thỏa thuận với các đối tác từ các quốc gia giàu có thuộc Nhóm Bảy (G7).

Tuần trước, khi kết thúc cuộc họp của các Bộ trưởng Năng lượng G7, Ý đã cam kết tăng gấp ba công suất lắp đặt năng lượng tái tạo vào năm 2030 và loại bỏ dần các nhà máy điện đốt than trong nửa đầu thập kỷ tới.

Bộ trưởng Năng lượng Gilberto Pichetto Fratin nói với các phóng viên rằng các biện pháp hạn chế mới sẽ không gây nguy hiểm cho mục tiêu của Chính phủ là lắp đặt khoảng 38 GW vào năm 2030 thông qua các nhà máy quang điện.

Bộ trưởng Lollobrigida cho biết kế hoạch này không nhắm vào các dự án nông nghiệp điện, đặt các tấm pin mặt trời trên các cánh đồng và vườn nho để tận dụng gấp đôi diện tích đất bằng cách sản xuất điện trong thời gian có ánh nắng gay gắt, trong khi vẫn cho phép cây trồng phát triển.

Các nhà phân tích tài chính tại công ty môi giới Equita của Ý cho biết, các giới hạn đối với các nhà máy năng lượng mặt trời có thể tác động tiêu cực đến các công ty năng lượng, như ERG và ALERION, những công ty có mục tiêu tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng mặt trời.

Mặt khác, các nhà phân tích cho biết, việc phát triển công suất năng lượng mặt trời chậm lại có thể là điều tích cực đối với các nhà sản xuất điện như nel, A2A và IREN, những công ty có thể chịu áp lực về giá nếu năng lượng mặt trời tăng tốc.

Năm ngoái, Ý đã bổ sung gần 6 gigawatt (GW) công suất năng lượng tái tạo, chủ yếu thông qua việc phát triển các nhà máy năng lượng mặt trời nhỏ, trong khi các dự án năng lượng gió chỉ chiếm 8% công suất xanh mới.

Vestas bất ngờ báo lỗ trong Quý 1 khi việc cung cấp tuabin gió giảm

Hôm thứ Năm tuần trước (2/5), Vestas, nhà sản xuất tuabin gió lớn nhất thế giới, đã báo cáo khoản lỗ hoạt động được điều chỉnh bất ngờ trong Quý I, do lượng giao dự án thấp hơn. Tuy nhiên, công ty vẫn giữ nguyên định hướng về thu nhập trong năm.

Công ty Vestas báo cáo khoản lỗ hoạt động là 68 triệu euro (73 triệu USD) so với lợi nhuận một năm trước đó là 40 triệu, do doanh số bán hàng giảm 5%. Trong một cuộc thăm dò ý kiến ​​các nhà phân tích do Vestas tổng hợp, dự báo trung bình lợi nhuận của công ty là 25 triệu Euro. Lý giải nguyên nhân khoản lỗ, các chuyên gia cho rằng Vestas đã bán được ít tuabin gió hơn dự kiến./.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận