ưu tiên của Nga và Trung Quốc khi hợp tác bước vào "kỷ nguyên mới"

ưu tiên của Nga và Trung Quốc khi hợp tác bước vào "kỷ nguyên mới"

"Kỷ nguyên mới" trong hợp tác Nga - Trung

Chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài ba ngày của ông Tập Cận Bình tới Moscow, bắt đầu từ ngày 20/3, đã được hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc nhấn mạnh là kết quả của mối quan hệ hợp tác và bền vững. Trước chuyến thăm của ông Tập, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố trong một bài báo rằng "không giống như các quốc gia theo đuổi bá quyền và gieo rắc sự bất cho bình thế giới, Nga và Trung Quốc theo nghĩa đen và nghĩa bóng đang xây dựng những cây cầu", trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhận định với AFP rằng ông "tự tin chuyến công du sẽ mang đến kết quả và mang đến động lực mới cho sự phát triển lành mạnh và ổn định của mối quan hệ Nga - Trung Quốc."

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký một thuận với người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào ngày 21/3, đưa quan hệ hai nước bước vào "kỷ nguyên hợp tác mới" khi hai nhà lãnh đạo kêu gọi "đối thoại có trách nhiệm" để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ông Tập Cận Bình cho hay sau cuộc trao đổi với Tổng thống Putin ở điện Kremlin, "Chúng tôi đã ký một tuyên bố làm sâu sắc sự hợp tác chiến lược và mối quan hệ song phương này hiện đang bước vào kỷ nguyên mới." Ông khẳng định rằng Trung Quốc và Nga sẽ hợp tác chặt chẽ hơn để thúc đẩy "sự hợp tác thực tế".

Trong khi đó, Tổng thống Putin nói rằng "tất cả thuận đã đạt được" và sự hợp tác kinh tế giữa Moscow và Bắc Kinh là "ưu tiên" của Nga.

Các cuộc trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo được cho là nhằm củng cố quan hệ đối tác "không giới hạn" mà hai bên đã tuyên bố vào tháng 2 năm ngoái. Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng Bắc Kinh tuân thủ các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc và thúc đẩy một giải pháp bình về cuộc xung đột ở Ukraine.

Theo ông Tập Cận Bình, chúng tôi luôn ủng hộ bình và đối thoại.

Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, các đề xuất của Trung Quốc có thể được sử dụng làm các nguyên tắc cơ bản của một giải pháp bình ở Ukraine, nhưng phương Tây và Kiev vẫn chưa sẵn sàng.

"Chúng tôi nghĩ rằng nhiều điều khoản trong kế hoạch bình mà Trung Quốc thúc đẩy phù hợp với hướng tiếp cận của Nga và có thể được sử dụng làm cơ sở cho một giải pháp bình khi phương Tây và Kiev sẵn sàng. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng tôi chưa nhận thấy sự sẵn sàng từ phía họ, ông Putin nói.

Văn kiện lập trường 12 điểm của Trung Quốc kêu gọi chấm dứt leo thang và cuối cùng là ngừng bắn ở Ukraine. Khi Bắc Kinh từ chối chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, Mỹ đã bác bỏ kế hoạch này và cho rằng lệnh ngừng bắn sẽ củng cố các vùng lãnh thổ mà Nga kiểm soát và cho quân đội nước này thêm thời gian để tập hợp lực lượng.

Nhà Trắng phản ứng với cuộc gặp trên và cho rằng lập trường của Trung Quốc không công bằng và hối thúc Bắc Kinh gây sức ép để Moscow rút khỏi lãnh thổ của Ukraine nhằm chấm dứt xung đột.

Sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng phương Tây đang chiến đấu "đến người Ukraine cuối cùng" và ca ngợi mối quan hệ ngày càng tăng về thương mại, năng lượng và chính trị giữa Nga và Trung Quốc.

Ông Tập đã nhắc lại "lập trường trung lập" của Trung Quốc về cuộc xung đột ở Ukraine và kêu gọi đối thoại, đồng thời mô tả cuộc trao đổi với Tổng thống Putin là "thân thiện và cởi mở."

Về phía Ukraine, nước này hoan nghênh sự tham gia ngoại giao của Trung Quốc nhưng khẳng định rằng Nga phải rút quân khỏi Ukraine và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất lãnh thổ của Ukraine. Kiev đã đề xuất Bắc Kinh tham gia vào kế hoạch bình ở Ukraine để chấm dứt xung đột và vẫn đang chờ câu trả lời, theo Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 21/3.

Trung Quốc sẽ thay thế châu Âu để bù đắp nhập khẩu khí đốt Nga?

Thỏa thuận giữa Nga và Trung Quốc cũng thúc đẩy việc xây dựng Đường ống Sức mạnh Siberia 2, vận chuyển 50 tỷ mét khối khí tự nhiên hàng năm từ Nga sang Trung Quốc qua Mông Cổ. Sau khi Nga, Trung Quốc và Mông Cổ hoàn tất thuận về đường ống trên nhằm vận chuyển khí đốt Nga, Tổng thống Putin đã thông báo rằng Moscow sẵn sàng tăng cường xuất khẩu dầu mỏ sang Bắc Kinh.

Theo Tổng thống Putin, "Trung Quốc đã trở thành nước dẫn đầu nhập khẩu dầu mỏ Nga trong khi Nga sẵn sàng tăng cường nguồn cung dầu không gián đoạn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Trung Quốc."

Giữa bối cảnh Moscow tìm cách thay thế châu Âu là khách hàng khí đốt chính, việc hoàn thành đường ống này hiện đóng vai trò quan trọng và cấp bách.

Tổng thống Putin đã nói với Chủ tịch Tập Cận Bình trong bữa tối sau cuộc trao đổi rằng: "Tôi chắc chắn rằng sự hợp tác Nga-Trung sẽ có những khả năng và triển vọng không giới hạn." Nhà lãnh đạo Nga cũng tuyên bố: "Mối quan hệ Nga-Trung đang ở mức cao chưa từng có."

Trước đó, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã nhấn mạnh việc ông Tập Cận Bình chọn Nga là nước đầu tiên đi thăm sau khi tái đắc cử "cho thấy bản chất đặc biệt của quan hệ Nga - Trung trong thời đại mới" vào sáng 21/3 (giờ Moscow), trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra nhận xét về mối quan hệ Nga-Trung: "Trong mười năm qua, hai quốc gia đã củng cố và phát triển mối quan hệ song phương dựa trên việc không liên minh, không đối đầu và không nhắm vào bên thứ ba, đồng thời thiết lập một khuôn khổ phù hợp cho việc phát triển một mô hình mới trong quan hệ nước lớn, đặc trưng bởi sự tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại bình và hợp tác cùng thắng."

Đánh giá về sự hợp tác Nga - Trung

Samuel Ramani, học giả tại Viện các Quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), cho biết trong khi thuận ngày 21/3 không phải là thuận của một liên minh, nó đã cho thấy "rất rõ ràng rằng Trung Quốc và Nga đang hợp tác trên nhiều mặt."

Chuyến thăm Moscow của ông Tập Cận Bình đáng chú ý vì cuộc xung đột ở Ukraine và giữa bối cảnh Nga ngày càng bị phương Tây cô lập trên trường quốc tế.

Nga và Trung Quốc từ lâu đã có chung một số mục tiêu địa chính trị, chẳng hạn như hướng tới một "thế giới đa cực" và kiềm chế sức mạnh quân sự của NATO. Tuy nhiên, sự không tin tưởng vào phương Tây có thể là điểm chung lớn nhất trong lập trường của hai nước.

Theo các nhà phân tích, một loạt sự kiện gần đây, chẳng hạn như cuộc xung đột ở Ukraine, lệnh hạn chế của phương Tây về xuất khẩu công nghệ bán dẫn sang Trung Quốc hoặc gần đây là thuận tàu ngầm giữa Mỹ, Anh và Úc, đã mang Moscow và Bắc Kinh ngày càng gần nhau.

Theo Alicja Bachulska, học giả tại Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR) nhận định với CNBC, "Nếu nhìn vào xu hướng quan hệ Nga- Trung Quốc trong thập kỷ qua, mối quan hệ giữa hai quốc gia này đã phát triển thực sự mạnh mẽ." Theo Bachulska, quá trình phát triển quan hệ này đã bắt đầu vào những năm 1990.

"Về bản chất, lợi ích chiến lược của Nga và Trung Quốc rất giống nhau vào thời điểm này. Lợi ích chính của cả hai quốc gia là làm suy yếu trật tự quốc tế do Mỹ dẫn đầu. Theo bà Alicja Bachulska, đó là mục tiêu chính của họ, cả về ngắn hạn và dài hạn./.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận