Mổ Galaxy S7: tản nhiệt chất lỏng bằng ống đồng, cảm biến ảnh Sony

Mổ Galaxy S7: tản nhiệt chất lỏng bằng ống đồng, cảm biến ảnh Sony

Chỉ mới ra mắt ít hôm này chiếc Galaxy S7 đã được một trang web ở Nga đem ra mổ xẻ để cho chúng ta coi nội thất bên trong. Đầu tiên là hệ thống tản nhiệt: S7 dùng cơ chế tương tự như Xperia Z5 hay Lumia 950 XL với một ống dẫn bằng đồng khá lớn để chuyển nhiệt lượng từ SoC rồi phân tán nó rộng ra bên trong máy. Trong ống này chứa chất lỏng làm mát hoạt động theo cách bốc hơi khi nóng và đến đầu lạnh thì hóa lỏng trở lại, mọi thứ cứ tuần hoàn như vậy nên không bị thất thoát. Người mở máy cũng nhận xét rằng S7 được làm rất chặt để tránh nước chảy vào bên trong, mặt sau thì được dán keo chặt vào khung sường và không sử dụng các roan cao su. Phần thực hiện chi tiết mời anh em xem bên dưới.

Ngoài ra, chúng ta còn biết thêm thông tin rằng camera chính của S7 và S7 Edge dùng cảm biến ảnh IMX260 độ phân giải 12 megapixel do Sony cung cấp, không phải là cảm biến BRITECELL do chính Samsung phát triển. Cảm biến của Sony có kích thước điểm ảnh lên đến 1,4 micron, trong khi BRITECELL của Samsung chỉ có 1 micron mà thôi nên lượng ánh sáng thu được sẽ nhiều hơn, tức là hoạt động trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn. Đây là một sự nâng cấp so với cảm biến IMX240 trước đây trên Galaxy S6 và Note 5.

Ben_trong_Galaxy_S7_11.
Dụng cụ dùng để phẫu thuật bao gồm những thứ này đây

Ben_trong_Galaxy_S7_10.
Bạn sẽ phải làm nóng phần nắp lưng của S7 để keo chảy ra, sau đó mới cạy lên được.

Ben_trong_Galaxy_S7_9.
Bạn có thể thấy được lớp keo dùng để cố định phần nắp vào lưng máy. Ở đây không có ron cao su chống nước chạy dọc theo phần viền như một số điện thoại khác có khả năng chống nước.

Ben_trong_Galaxy_S7_13.
Người mở máy nhận xét rằng việc bung S7 từ nắp lưng như thế này là tốt vì chúng ta có thể sửa chữa mà ít làm tổn hại đến màn hình.

Ben_trong_Galaxy_S7_7.
Khay chứa SIM và thẻ nhớ thì lại có ron cao su

Ben_trong_Galaxy_S7_4.
Các tấm bảo vệ và che chắn máy. Có vẻ như nó cũng phần nào giúp cho khả năng chống nước của thiết bị.
Ben_trong_Galaxy_S7_3.
Tháo bo mạch của của S7 để riêng qua một bên. Giống như các bo mạch của thiết bị di động khác, tất cả chip đều được bọc mới lớp chống điện từ EMI để bảo vệ máy. Ngay đây bạn cũng có thể thấy được ống đồng tản nhiệt nằm cạnh cục pin.

Ben_trong_Galaxy_S7_12.
Cận cảnh cục pin 3000mAh, tất nhiên là do bộ phận hóa học của Samsung sản xuất rồi

Ben_trong_Galaxy_S7_6.
Cái tem được đánh dấu xxx này sẽ đổi màu khi nó bị ướt, giúp nhà sản xuất biết liệu nước đã tràn vào bên trong máy của bạn hay chưa.


Ben_trong_Galaxy_S7_8.
Bên dưới này là một bo mạch khác chứa cổng kết nối, điều khiển loa, tai nghe...

Ben_trong_Galaxy_S7_1.
Miếng ở trên là cơ chế cơ học của nút home trên Galaxy S7. Nó được nhận xét là chắc chắn và cứng cáp hơn nhiều so với nút home của iPhone nằm ngay bên dưới.

Ben_trong_Galaxy_S7_14.
Ảnh chụp cận cảnh một cái cảm biến, không rõ là cảm biến gì

Ben_trong_Galaxy_S7_15.
Bên trái lò loa iPhone, bên phải là loa của Galaxy S7

Ben_trong_Galaxy_S7_2.
Bên trái là bo mạch của Samsung Galaxy S5 Active, một thiết bị cũng có khả năng chống nước. Bên phải mới là bo mạch của Galaxy S7.

Ben_trong_Galaxy_S7_5.
s7-s7-edge-camera-audio-2.
Còn đây là ảnh chụp màn hình công cụ thông báo thông tin hệ thống cho thấy camera chính của máy dùng cảm biến Sony IMX260

s7-s7-edge-camera-audio-3.
Camera trước thì dùng cảm biến do SLSI cung cấp

Nguồn: HiTech Mail, SamMobile
 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận