Thấy gì từ lệnh cấm ZTE: đừng nhờn với Mỹ nếu muốn sử dụng HDH Android, chip Qualcomm

Thấy gì từ lệnh cấm ZTE: đừng nhờn với Mỹ nếu muốn sử dụng HDH Android, chip Qualcomm

Thấy gì từ lệnh cấm ZTE: đừng nhờn với Mỹ nếu muốn sử dụng HDH Android, chip Qualcomm ảnh 1

Sau bê bối liên quan đến việc hãng điện tử ZTE ngầm cung cấp thiết bị và công nghệ từ Mỹ cho hai nước là Iran và Bắc Triều Tiên, chính phủ Mỹ đã chính thức ban lệnh cấm công ty Trung Quốc này hợp tác, mua và sử dụng các sản phẩm đến từ các hãng sản xuất "gốc Hoa Kỳ". Có thể thấy đây là một "đòn đánh phủ đầu" rất mạnh tay, đồng thời cũng là lời cảnh báo từ "đất nước của Nữ Thần Tự Do" gửi đến các tập đoàn công nghệ đã, đang và sắp có ý định thực hiện những hành động có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự an toàn của Mỹ như ZTE. 

Thấy gì từ lệnh cấm ZTE: đừng nhờn với Mỹ nếu muốn sử dụng HDH Android, chip Qualcomm ảnh 2
Xét về độ nhận diện và hiệu năng hoạt động, chip MediaTek chưa bao giờ được đánh giá cao bằng Snapdragon đến từ Qualcomm.

Riêng với ZTE - một hãng chuyên sản xuất smartphone thì tổn thất dễ dàng nhận ra nhất là đánh mất sự hợp tác với hai tập đoàn công nghệ hàng đầu hiện nay là: Qualcomm và Google. Đầu tiên sẽ là Qualcomm với dòng chip xử lý danh tiếng được xem là tiêu chí hàng đầu khi quyết định mua một chiếc smartphone (đặc biệt là ở Mỹ) bởi hiệu năng mang lại là rất tốt trên mọi phân khúc. ZTE vẫn có thể lựa chọn một hãng điện tử cùng quê nhà là MediaTek để cung cấp linh kiện cho mình nhưng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số bán ra của sản phẩm.

Thấy gì từ lệnh cấm ZTE: đừng nhờn với Mỹ nếu muốn sử dụng HDH Android, chip Qualcomm ảnh 3
Hệ sinh thái các ứng dụng "dịch vụ" của Google gần như không thể thiếu đối với người dùng smartphone Android.

Nghiêm trọng hơn đó chính là nguy cơ ngừng có được sự hỗ trợ từ Google - tập đoàn đứng sau HDH Android vốn được sử dụng trên hầu như tất cả những chiếc smartphone ZTE tính đến thời điểm hiện tại. Dĩ nhiên, Mỹ không thể cấm hãng điện tử Trung Quốc cài đặt HDH Android lên sản phẩm của mình bởi đây là phần mềm mã nguồn mở. Tuy nhiên vấn đề là ZTE sẽ không nhận được chứng chỉ GMS - điều này đồng nghĩa với việc các thiết bị của hãng sẽ không được phép cài đặt bộ phần mềm dịch vụ Google bao gồm: đồng bộ hóa tài khoản Google, Gmai, YouTube và đặc biệt là chợ ứng dụng lớn nhất hành tinh hiện nay - Play Store. 

Có thể thấy việc không sử dụng được chip xử lý Snapdragon và hệ điều hành Android bị khiếm khuyết dịch vụ từ Google chắc chắn sẽ làm các sản phẩm của ZTE "không còn đường sống" ở các quốc gia khác ngoại trừ Trung Quốc. Mới đây, hãng điện tử Trung Quốc đã có buổi làm việc với Alphabet (công ty chủ quản của Google) để tìm kiếm phương hướng giải quyết cho lệnh cấm lên đến 7 năm từ chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng có vẻ như vẫn chưa có một giải pháp toàn diện nào được đưa ra tính đến thời điểm hiện tại.

Gia Phạm

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận