Chủ tịch VTC đề nghị sớm có biện pháp quản lý cạnh tranh dịch vụ xuyên biên giới

Chủ tịch VTC đề nghị sớm có biện pháp quản lý cạnh tranh dịch vụ xuyên biên giới

Chủ tịch VTC đề nghị sớm có biện pháp quản lý cạnh tranh dịch vụ xuyên biên giới

Chính sách độc quyền thanh toán của Google đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam.

Phát biểu tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT vào sáng ngày 22/12/2017, ông Lưu Vũ Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC đã kiến nghị Bộ TT&TT cùng các Bộ liên quan đẩy mạnh mọi biện pháp bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng trên môi trường mạng, đặc biệt là sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp nội dung số nước ngoài và trong nước.

Ông Hải cho hay, trong năm 2017, VTC và các doanh nghiệp nội dung số trong nước đã gặp khó khăn rất lớn trong kinh doanh dịch vụ, ảnh hưởng tới doanh thu. Bởi hiện nay hai dịch vụ xuyên biên giới là Google và Facebook có nền tảng mạnh chi phối rất lớn tới thị trường và người dùng Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam bị hai nền tảng này áp đặt chính sách bất lợi trong thanh toán, khuyến mãi và chính sách bảo vệ khách hàng khiến các doanh nghiệp Việt Nam bị động. Riêng chính sách độc quyền thanh toán đã khiến chi phí doanh nghiệp tăng lên gấp đôi, việc đối soát có khi làm doanh thu cả một tháng gần như mất trắng. Những chính sách đó gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp nội dung số trong nước như VTC, trong khi các nền tảng này lại không bị quản lý theo các quy định pháp luật Việt Nam. Hiện nay chúng ta mới thực hiện yêu cầu Google và Facebook gỡ bỏ nội dung thông tin xấu độc, nhưng vẫn chưa có chính sách bình đẳng về quản lý tài chính, cũng như một số chính sách khác.

Việc Google và Apple áp đặt chính sách thanh toán đối với dịch vụ nội dung số đã khiến doanh nghiệp nội dung số Việt Nam bị sụt giảm doanh thu đáng kể; thêm vào đó người Việt quen thanh toán qua thẻ cào nên không thể chi trả khi dùng dịch vụ nội dung trên Mobile được.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 của Bộ TT&TT, ông Lưu Vũ Hải cũng đề cập đến vấn đến này, năm 2017 bỗng xuất hiện nhiều khó khăn từ trên trời rơi xuống gây khó cho Tổng công ty VTC trong sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, hai nền tảng phân phối nội dung số lớn nhất là Google và Apple đã thay đổi chính sách độc quyền thanh toán dịch vụ nội dung qua hệ thống thanh toán của họ. Quy định này làm cho các doanh nghiệp nội dung số phải tăng thêm 30% chi phí cho Google và Apple, cao hơn gấp đôi so với kênh thanh toán dịch vụ bằng thẻ cào mà các nhà cung cấp dịch vụ nội dung chi trả cho Telco của Việt Nam.

Ông Lưu Vũ Hải cho rằng, việc áp đặt chính sách độc quyền thanh toán của Google và Apple là khó khăn chung của cả ngành nội dung số, chứ không phải khó khăn riêng của VTC. Hiện nay thách thức hội nhập với lĩnh vực nội dung số đang tác động mạnh nên Bộ TT&TT cũng tìm cách gỡ rối cho các doanh nghiệp nội dung số. Việt Nam quản lý rất chặt dịch vụ thanh toán nhưng các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới đã áp đặt chính sách độc quyền vào dịch vụ thanh toán của họ, gây tác động lớn đến ngành nội dung số Việt Nam. Do đó, ông Hải đề nghị Bộ sớm có chính sách để đảm bảo công bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp nội dung số trong nước với các doanh nghiệp quốc tế.

Theo ông Nguyễn Thanh Hưng, Giám đốc Công ty VTC Inteco, hầu hết các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam phát hành dịch vụ và kinh doanh trên hai nền tảng chính của mobile là iOS của Apple và Android của Google nên có thể nói là doanh nghiệp Việt Nam khai thác dịch vụ mobile phụ thuộc rất lớn vào Apple và Google.

Apple và Google có những điều khoản chặt chẽ áp dụng trên toàn cầu, mới đây họ đã đưa ra quy định nghiêm ngặt hơn về thanh toán, bắt buộc người dùng phải thanh toán qua cổng thanh toán của họ. Quy định này gây trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đưa dịch vụ lên hai nền tảng vì người Việt có thói quen thanh toán chủ yếu qua thẻ cào.

Việc Google và Apple áp đặt chính sách độc quyền thanh toán đối với dịch vụ nội dung số trên Google Play Store và Apple Store từ đầu năm 2017 đã khiến doanh nghiệp nội dung số Việt Nam bị sụt giảm doanh thu đáng kể. Vậy chính sách độc quyền thanh toán này quy định thế nào và vì sao nó lại tác động đến các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp kinh doanh game online.

Các doanh nghiệp kinh doanh game mobile cung cấp game trên hai ứng dụng di động được dựa theo thỏa thuận “mềm” giữa các doanh nghiệp với nhau, thông qua điều khoản chính sách của Google và Apple và chính sách này được họ thường xuyên cập nhật và áp dụng bình đẳng cho toàn thế giới, không phân biệt giữa các nước.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Giám đốc VTC Mobile cho biết, khi Google và Apple chỉ chấp nhận cho người chơi game thanh toán bằng hai loại thẻ Visa và Master, họ áp dụng chính sách bảo vệ khách hàng và nhiều người Việt Nam đã lợi dụng kẽ hở của chính sách này để trục lợi. Cụ thể, khách hàng Việt Nam sau khi thanh toán trên kho ứng dụng để chơi game, khi vừa thanh toán xong là họ chọn chế độ “Tôi không hài lòng với game này” thì ngay lập tức sẽ được Google trả lại tiền. Như vậy, nhà phát hành không thu được tiền mà ngay cả Google cũng không thu được tiền.

Do đặc điểm người chơi game Việt Nam đa số là giới trẻ nên số lượng người sử dụng thẻ thanh toán quốc tế rất ít. Đa số người sử dụng thẻ quốc tế là giới chuyên ăn cắp mã thẻ như trên. Các cheater này sử dụng các kênh quảng cáo trên mạng để rao nạp hộ với tỷ lệ thông thường là 700.000 đồng nạp được 1.000.000 đồng vào trong các game. Đây là một hành động trục lợi trắng trợn mà các nhà phát hành và 2 store đều không thu được tiền.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận