Hướng dẫn chống ngạt khói khi xảy ra cháy chung cư từ cư dân mạng

Hướng dẫn chống ngạt khói khi xảy ra cháy chung cư từ cư dân mạng

Khi sinh sống hay làm việc trong những khu chung cư cao tầng thì chúng ta cần chuẩn bị kỹ càng các kiến thức và kỹ năng xử trí khi xảy ra cháy. Vụ cháy chung cư Carina Plaza ở TP.HCM khiến ít nhất 13 người tử vong và hàng chục người bị thương đêm qua là một sự cố kinh hoàng nhưng cũng là một cảnh báo rõ ràng.

Theo thực tế các vụ cháy chung cư trước đây thì nguyên nhân tử vong phần lớn là do ngạt khói. Và sau vụ cháy chung cư Carina Plaza thì trên Facebook đã có một bài chia sẻ khá hay của thành viên cộng đồng otofun.net về cách chống ngạt khói đơn giản khi bị mắc kẹt trong phòng.

Thành viên này viết: "Đây là kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi đã cứu sống 4 người trong gia đình mình trong một vụ hỏa hoạn. Vụ này đã được phòng cảnh sát PCCC công an Quận Đống Đa Hà Nội lưu lại để làm tài liệu phổ biến trong công tác phòng cháy chữa cháy".

Theo đó phương pháp tránh khói độc được chia sẻ: "Dụng cụ cứu nạn ở đây đơn giản chính là tấm nệm bạn đang nằm ngủ. Lấy một tấm nệm (màu xanh như hình minh họa) dựng lên một góc khoảng 45 độ và bạn chui vào trong".

"Đối với cửa sổ bạn sẽ để một khe thoáng phía trên khoảng chừng 30 cm để khói có thể trượt qua tấm nệm và bốc lên ra ngoài trời. Đối với ban công bạn sẽ dựng tấm nệm sao cho phần đáy của nó tiếp xúc được với sàn và tường rồi chui vào đó tránh khói. Khi tránh được khói độc bạn đã có đến 90% cơ hội sống sót trong lúc nguy cấp thời gian tính bằng giây" - thành viên này chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó thành viên này cũng khuyến cáo: "Khói độc đậm đặc và áp suất trong nhà kín sẽ tăng rất nhanh, do đo phải mở ngay lập tức tất cả các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp, nhưng không được mở cửa ở hướng có cháy và khói xông vào phòng; các phương pháp phòng khói khẩn cấp như khăn ướt luôn có tác dụng tốt vật bạn nên luôn để 1 chai nước trong phòng".

a1-ky-nang-thoat-hiem-khi-chay-chung-cu-cao-tang-huong-dan-chong-ngat-khoi-khi-chay-chung-cu-cao-tang.jpg

Sau vụ cháy chung cư Carina Plaza thì trên Facebook đã có một bài chia sẻ khá hay của thành viên cộng đồng otofun.net về cách chống ngạt khói đơn giản khi bị mắc kẹt trong phòng.

b1-ky-nang-thoat-hiem-khi-chay-chung-cu-cao-tang-huong-dan-chong-ngat-khoi-khi-chay-chung-cu-cao-tang.jpg

Theo đó phương pháp tránh khói độc được chia sẻ: "Dụng cụ cứu nạn ở đây đơn giản chính là tấm nệm bạn đang nằm ngủ. Lấy một tấm nệm (màu xanh như hình minh họa) dựng lên một góc khoảng 45 độ và bạn chui vào trong".

b2-ky-nang-thoat-hiem-khi-chay-chung-cu-cao-tang-huong-dan-chong-ngat-khoi-khi-chay-chung-cu-cao-tang.jpg

"Đối với ban công bạn sẽ dựng tấm nệm sao cho phần đáy của nó tiếp xúc được với sàn và tường rồi chui vào đó tránh khói".

b3-ky-nang-thoat-hiem-khi-chay-chung-cu-cao-tang-huong-dan-chong-ngat-khoi-khi-chay-chung-cu-cao-tang.jpg

Đối với cửa sổ bạn sẽ để một khe thoáng phía trên khoảng chừng 30 cm để khói có thể trượt qua tấm nệm và bốc lên ra ngoài trời.

Nhìn chung phương pháp trên rất đáng tham khảo trong trường hợp chúng ta mắc kẹt trong phòng và không thể chạy xuống theo lối thoát hiểm. Dưới đây là hướng dẫn khái quát nhất về kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy mà các chuyên gia thường khuyến cáo.

Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy chung cư

Khi xảy ra cháy cần bình tĩnh, hô hoán thông báo cho mọi người biết có cháy và ấn còi báo động cháy; nếu có thể hãy tìm thiết bị chữa cháy tại chỗ để tiến hành xử lý dập tắt đám cháy, bạn có thể dùng bình bột, bình khí CO2, cát, chăn ướt, nước... để dập tắt đám cháy.

Trường hợp đám cháy đã lan rộng, trong khu vực có nhiều vật bắt lửa hoặc dễ xảy ra cháy nổ cần nhanh chóng tìm cách thoát hiểm, đảm bảo an toàn tình mạng.

Gọi ngay cho lực lượng cảnh sát PCCC qua số điện thoại 114 (hoặc mã vùng + 114) (ví dụ ở Hà Nội là 024114).

Khi đã xảy ra cháy, tuyệt đối không sử dụng thang máy để thoát hiểm, bạn cần quan sát tìm lối thoát hiểm bằng thang bộ và đi theo chỉ dẫn "Exit" được thiết kế sẵn.

Khi thoát hiểm lượng khói độc thoát ra từ đám cháy sẽ khiến bạn ngạt khí và ngất, vì vậy cần sử dụng mặt nạ phòng độc cá nhân (nếu có) hoặc sử dụng khăn ướt hoặc quần áo... bằng chất liệu cotton trùm lên mặt, bịt vào mũi.

Khi di chuyển cần bò khom người tránh khói độc và lấy dưỡng khí. Dùng tay rờ vào mặt tường để tìm đường thoát hiểm, trong trường hợp khói làm bạn cay mắt không quan sát được, dùng chân đưa ra trước để dò đường.

Trong trường hợp phải mở cửa để thoát hiểm mà bạn không biết phía bên kia đang có gì, hãy cẩn thận kiểm tra trước khi mở cửa, nếu thấy cửa nóng và có lửa tuyệt đối không thoát hiểm theo đường đó.

Để hạn chế khói khí độc tràn vào từ khe cửa và tránh bị đám cháy hút hết Oxy từ chân cửa, phải dùng giẻ ướt chặn lại.

Tìm những ban công, cửa thoáng và sử dụng các thiết bị chuyên dụng để thoát hiểm. Tuyệt đối không tự nhảy từ trên ban công, cửa sổ nhà cao tầng xuống, trừ trường hợp ở nhà thấp tầng và có đệm. Trong trường hợp cháy ở một tầng cố định, bạn chỉ xuống dưới tầng bị cháy và đi thang bộ xuống nơi an toàn.

Nếu bạn không thể thoát ra ngoài, cần đứng ở ban công hô hoán, sử dụng đồ dùng có màu sặc sỡ để thu hút sự chú ý, báo động cho lực lượng cứu hộ.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận