Ít sử dụng Facebook hơn sẽ làm giảm lo lắng và phiền muộn

Ít sử dụng Facebook hơn sẽ làm giảm lo lắng và phiền muộn

Ít sử dụng Facebook hơn sẽ làm giảm lo lắng và phiền muộn

Các nhà nghiên cứu khuyên người dùng Facebook nên sử dụng mạng xã hội này một cách tích cực hơn là thụ động để tăng cường trí lực.

Kết quả nghiên cứu mà Viện Nghiên cứu Hạnh phúc thuộc Trường ĐH Copenhaghen công bố chỉ ra rằng: "Truyền thông xã hội là một kênh 'tin tức lớn' và bất tận. Một luồng thông tin không ngừng về các 'mảnh đời' đã được hiệu chỉnh có thể khiến chúng ta nhìn nhận sai về hiện thực".

Theo công trình nghiên cứu này, việc hạn chế sử dụng Facebook sẽ làm tăng tình trạng thân tâm an lạc và giảm stress, song có sự khác biệt đáng kể giữa những người sử dụng "chủ động” và "thụ động” mạng xã hội này.

Tham gia công trình nghiên cứu của tác giả Morten Tromholt gồm có 1095 người dùng Facebook thường xuyên và một nửa trong số họ được đề nghị ngừng sử dụng mạng xã hội này trong vòng một tuần.

Báo cáo nghiên cứu cho thấy: "Sau một tuần ngừng dùng Facebook, nhóm điều trị đạt được niềm vui trong cuộc sống cao hơn đáng kể”. Theo nhà nghiên cứu Tromholt, những người cách ly Facebook ít giận dữ, buồn phiền hay cô đơn hơn. Họ cũng quyết đoán hơn trong đời sống hàng ngày và có thể tập trung tốt hơn vào những nhiệm vụ khác. Những đối tượng tham gia nghiên cứu này cũng tích cực hơn trong các hoạt động xã hội thực tế.

So bì và tham gia tích cực

Tác giả Tromholt lý giải một phần của vấn đề là xu hướng so sánh bản thân với người khác. Theo thống kê, phần lớn người dùng Facebook thường chỉ đăng tải những mặt tốt nhất và hay nhất về cuộc sống của mình và những gì đăng tải chưa chắc phản ánh đúng cuộc sống của họ. Công trình nghiên cứu của ông Tromholt chỉ ra rằng Facebook đã tạo ra những kiểu so bì không lành mạnh. Một trong ba người dùng ghen tị với niềm hạnh phúc người khác phô bày mà họ nhìn thấy trên Facebook, trong khi bốn người trên 10 người tỏ ra đố kỵ đối với thành công của người khác.

Báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng: "Thay vì tập trung vào điều chúng ta thực sự cần, thật không may chúng ta có xu thế chú ý đến cái mà người khác có".

Tuy nhiên, theo bà Brenda Wiederhold, Tổng biên tập tập san "Cyberpsychology, Behavior and Social Networking", Facebook không hẳn là mạng xã hội hoàn toàn chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến trạng thái thân tâm an lạc của một người. Mà điều này phụ thuộc vào mức độ sử dụng mạng xã hội này của bạn vì có sự khác biệt giữa việc sự tham gia thụ động như "lén lút theo dõi” người khác với sự tương tác tích cực đối với những người bạn yêu quý.

Bà Wiederhold cho rằng việc "do thám" trên Facebook có thể gây ra những cảm xúc tiêu cực song mặt tích cực của Facebook mà các công trình nghiên cứu trước đó đã chỉ ra là việc duy trì kết nối thường xuyên với các bạn bè thân thiết cho dù là trong đời thực hay trên Facebook trên thực tế có thể giúp tăng cảm giác hạnh phúc của người dùng Facebook./.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận