Chỉ vì bay quá cao, DJI Phantom 4 va chạm với siêu trực thăng “Diều hâu đen” của không quân Mỹ

Chỉ vì bay quá cao, DJI Phantom 4 va chạm với siêu trực thăng “Diều hâu đen” của không quân Mỹ

Vụ tai nạn xảy ra từ cuối tháng 9/2017 nhưng nay mới có kết quả điều tra chính thức. Trong đó, một chiếc drone DJI Phantom 4 bay gần Brooklyn, New York hôm 21/9 đã bất ngờ đâm vào trực thăng Black Hawk (Diều hâu đen) của không quân Mỹ và suýt chút nữa gây ra một tai nạn thảm khốc.

Chỉ vì bay quá cao, DJI Phantom 4 va chạm với siêu trực thăng “Diều hâu đen” của không quân Mỹ

Vụ va chạm đã tạo ra một vết nứt dài khoảng 3,81cm trên lưỡi rotor chính của động cơ. Rất may, chiếc Black Hawk vẫn hạ cánh an toàn và không gặp thêm sự cố nào khác.

Trang Ars Technica tiết lộ, chủ sở hữu chiếc drone là Vyacheslav Tantashov đã điều khiển chiếc DJI Phantom 4 bay ở độ cao khoảng 85 mét nhằm tìm kiếm những khung cảnh tuyệt đẹp trên bầu trời New York.

Sau khi đạt độ cao lên tới 4km, Vyacheslav Tantashov bắt đầu ra tín hiệu đưa drone xuống. Nhưng sau hơn nửa giờ chờ đợi, drone vẫn không quay về. Vyacheslav Tantashov đành buồn bà trở về nhà trong thất vọng.

Tưởng chừng đã mất chiếc drone nhưng câu chuyện bất ngờ trở nên li kỳ hơn khi chính drone này là nguyên nhân dẫn tới vết nứt dài 3,81cm của chiếc Black Hawk vào hôm đó.


Điểm va chạm ở mũi tên màu đỏ

Điểm va chạm ở mũi tên màu đỏ

Cơ quan An toàn Vận tải quốc gia Mỹ (NTSB) đã tìm thấy chiếc drone gây tai nạn và liên lạc với Tantashov để điều tra vụ việc. Được biết, chính phủ Mỹ có thể dựa vào số seri trên drone và dữ liệu cung cấp từ DJI để xác định chủ sở hữu của drone một cách dễ dàng.

Cũng theo NTSB, trực thăng chiến đấu Black Hawk đang bay tầm thấp với độ cao chỉ hơn 91 mét tại thời điểm 7 giờ 14 phút. Mặc dù, phi công đã kịp thời phát hiện ra drone và tránh nhưng mọi nỗ lực vẫn bất thành.


Vết nứt dài trên lưỡi rotor chính của động cơ

Vết nứt dài trên lưỡi rotor chính của động cơ


Một phần cánh quạt của drone vướng vào động cơ của trực thăng Black Hawk

Một phần cánh quạt của drone vướng vào động cơ của trực thăng Black Hawk

Trong vụ việc trên, Tantashov là người có lỗi nhiều nhất. Bên cạnh việc điều khiển drone quá cao, vượt khỏi tầm quan sát, Tantashov chỉ dựa vào ứng dụng DJI Go 4 để giám sát không phận cho phép.

Nhưng khi drone mất kết nối với ứng dụng do không có Internet, chiếc drone đã đi vào không phận giới hạn (TRF) đồng thời là nơi trực thăng có quyền bay qua.

Một nguyên nhân khác cũng được NTSB nhắc đến chính là khả năng xử lý của phi công. Người này đã không chú ý quan sát để tránh các đối tượng hoặc vật thể gây nguy hiểm.

Câu chuyện trên một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những quy định, giới hạn phạm vi bay của drone tại nhiều quốc gia không chỉ ở Mỹ. Đặc biệt, tình trạng drone gây nguy hiểm cho máy bay đang ngày càng tăng và cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Tham khảo Petapixel

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận