Elon Musk và Neuralink: Cấy chip não và triển vọng tương lai

Elon Musk và Neuralink: Cấy chip não và triển vọng tương lai

Cấy chip não và triển vọng tương lai

Elon Musk đã thông tin rằng người tham gia thử nghiệm ghép chip não đầu tiên của Neuralink đã có thể điều khiển chuột máy tính bằng suy nghĩ.

Tháng 1/2024, sau khi được cơ quan chức năng cấp phép, Neuralink đã thành công trong việc cấy chip não vào người tham gia thử nghiệm đầu tiên. Công ty gọi đó là bước khởi đầu quan trọng cho tương lai, khi công nghệ này có thể được áp dụng để giúp đỡ nhiều người hơn.

Neuralink đã sử dụng robot để thực hiện ca phẫu thuật, đặt bộ phận cấy ghép giao diện não - máy tính vào vùng não. Quá trình này mất vài giờ để phẫu thuật cắt hộp sọ và chỉ 25 phút để robot đưa thiết bị vào, bao gồm bộ phận chip siêu mỏng chứa khoảng 64 sợi khác nhau. Các sợi mỏng này chỉ bằng 1/14 chiều rộng của sợi tóc. Ban đầu, mục tiêu là cho phép người bệnh điều khiển con trỏ hoặc bàn phím máy tính bằng suy nghĩ.

Theo Reuters, Elon Musk có tham vọng lớn đối với Neuralink và tin rằng công nghệ này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa các thiết bị chip vào phẫu thuật nhanh chóng để điều trị các tình trạng như béo phì, tự kỷ, trầm cảm và tâm thần phân liệt.

Elon Musk cũng đã đề cập đến một ứng dụng khác của việc cấy chip não là mang lại thị lực cho người khiếm thị, được gọi là BlindSight. Ông nói rằng thiết bị cấy ghép có thể "truyền tầm nhìn trực tiếp tới não bằng cách kích thích các phần thị giác của vỏ não, tạo ra hình ảnh về thế giới trước mắt bệnh nhân".

Một trong những tuyên bố đáng chú ý của Musk về Neuralink là việc kết nối bộ não con người với máy tính và Internet, nhằm ngăn chặn "ngày tận thế AI tiềm tàng". Năm 2019, Musk đã nói rằng con người sẽ "hợp nhất với AI để đạt được sự cộng sinh với trí tuệ nhân tạo". Theo ông, điều này sẽ cho phép con người nâng cao khả năng nhận thức lên mức siêu phàm, ngang tầm với AI trong tương lai.

Tuy nhiên, chuyên gia bảo mật máy tính Roger Grimes đã lưu ý rằng công nghệ của Musk có thể bị hacker tấn công. Ông nói rằng lịch sử chỉ ra rằng hầu hết, hoặc thậm chí tất cả, thiết bị y tế cấy ghép cũng như các chip trước đó đều có thể bị hack. Ông nhấn mạnh rằng "không có lý do gì để chip của Neuralink sẽ tránh khỏi điều này".

Grimes cũng nói rằng điều bí mật nhất đến giờ là tội phạm mạng chưa biết Neuralink đang sử dụng hệ điều hành nào, thông số kỹ thuật là gì, và liệu nó có thể cập nhật hay không. Ông nhấn mạnh rằng "tùy thuộc vào mục đích sử dụng chip não, hậu quả có thể gây chết người".

Neuralink được Elon Musk cùng 7 thành viên khác đồng sáng lập vào năm 2016, tuy nhiên, đa số đã rời đi. Tháng 5 năm ngoái, công ty đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt cho việc đưa chip vào não người.

Mặc dù được kỳ vọng sẽ thay đổi thế giới và mở ra tiềm năng như thần giao cách cảm hoặc cộng sinh với AI, công nghệ chip não của Neuralink không thực sự được người Mỹ đón nhận một cách nồng nhiệt. Theo một cuộc thăm dò từ công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường YouGov, chỉ có 8% số người được hỏi cho biết sẽ cân nhắc đưa chip vào não, 82% trả lời không và 10% chưa quyết định.

Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận