LHQ: Hiện tượng Trái Đất nóng lên sẽ vượt giới hạn 1,5 độ C vào năm 2040

LHQ: Hiện tượng Trái Đất nóng lên sẽ vượt giới hạn 1,5 độ C vào năm 2040

Tuy chỉ mới là dự thảo ban đầu nhưng nguy cơ nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể vượt ngưỡng 1,5 độ C vào năm 2040, tức sớm hơn 60 năm so với mục tiêu đặt ra của Hiệp định Paris là rất cao.

LHQ: Hiện tượng Trái Đất nóng lên sẽ vượt giới hạn 1,5 độ C vào năm 2040

Theo dự thảo báo cáo của Liên Hợp Quốc , tình trạng nóng lên toàn cầu sẽ vượt giới hạn 1,5 độ C đã đặt ra trong thỏa thuận Paris vào năm 2040, tức sớm hơn 60 năm so với dự kiến.

Tuy mới chỉ là dự thảo ban đầu chưa được kiểm chứng nhưng nó đã phần nào khiến nhiều người tỏ ra nghi ngại về nguy cơ, chúng ta sẽ không thể kiểm soát được tình hình trong ít nhất nửa thế kỷ tới.

Theo Independent, thỏa thuận chung Paris được lập ra hồi cuối năm 2015 được đánh giá là bước ngoặt lịch sử và kế hoạch đầy tham vọng của nhân loại nhằm giảm sự nóng lên toàn cầu. Tổng cộng đã có 195 quốc gia ký kết thỏa thuận và 173 quốc gia cam kết hạn chế khí thải CO2 nhằm ngăn ngừa tình trạng nóng lên của Trái Đất.

Mục tiêu dài hạn của bản thỏa thuận là chung tay giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 2 độ C và nỗ lực giới hạn mức tăng ở 1,5 độ C trước cuối thế kỷ này.

LHQ: Hiện tượng Trái Đất nóng lên sẽ vượt giới hạn 1,5 độ C vào năm 2040

Đề xuất tham vọng là vậy nhưng để thực hiện không phải là điều dễ dàng, đặc biệt khi Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận trên vì lý do gây tổn hại tới nền kinh tế, trong khi đây là quốc gia chiếm tới 15% lượng khí thải toàn cầu.

Chỉ có một sự thay đổi mạnh mẽ và quyết liệt chưa từng thấy từ những cường quốc hàng đầu về khí thải như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Braxin, Nhật Bản, mọi chuyện may ra có cơ hội chuyển biến theo chiều hướng tốt.

Bản dự thảo trên được biên soạn bởi các nhà khoa học thuộc Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của LHQ. Trong đó, thông điệp nhấn mạnh chính là việc loại bỏ khí CO2 khỏi bầu khí quyển.

Vẫn còn quá sớm để kết luận nhưng hiện tượng nóng lên toàn cầu đã... ở ngay trước mắt

Khi được hỏi về nội dung của bản thảo, IPCC không tiết lộ gì thêm về nội dung. Tuy nhiên, nội dung của dự thảo có thể sẽ tiếp tục thay đổi cho tới khi hoàn thiện.

Những thay đổi sẽ bao gồm kết quả phản hồi từ các chuyên gia, các phát hiện, nghiên cứu bổ sung trước khi dự thảo cuối cùng được trình trước LHQ. Bản hoàn thiện sẽ được phát hành vào tháng Mười năm nay.

Một trong những tác giả của dự thảo, GS. Piers Forster, nhà khoa học về biến đổi khí hậu tại Đại học Leeds chia sẻ: "Báo cáo chưa đầy đủ và các phát hiện mới có thể sẽ thay đổi đáng kể, vì vậy tôi cho rằng, không nên bận tâm quá nhiều tới báo cáo. Quy trình đánh giá của IPCC rất minh bạch và nghiêm ngặt. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được hàng ngàn ý kiến nhận xét về bản dự thảo này. Đồng thời, chúng tôi sẽ tự mình trả lời từng câu hỏi một cách thận trọng".

LHQ: Hiện tượng Trái Đất nóng lên sẽ vượt giới hạn 1,5 độ C vào năm 2040

Trong khi đó, tiến sỹ Phillip Williamson, một nhà khoa học thuộc Hội đồng nghiên cứu Môi trường tự nhiên V.Q Anh khẳng định:

"Những biện pháp có thể thực hiện để tránh một kịch bản như vậy rất đơn giản: Mỗi quốc gia cần dừng ngay việc phát sinh thêm vấn đề, bao gồm tăng mức độ khẩn cấp nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Thật vậy, để đạt được một mô hình khí hậu ổn định, lượng phát thải cần thiết phải bằng 0. Và mục tiêu đó đã được cụ thể hóa trong Hiệp định Paris ở cấp độ toàn cầu. Hơn hết, nó cũng phải là mục tiêu cấp quốc gia khi mỗi nước cần tự đặt cho mình tham vọng đạt được mục tiêu đó càng sớm càng tốt".

Tác động từ biến đổi khí hậu giờ đây đã quá rõ ràng khi các hiện tượng thời tiết cực đoan liên tục xảy ra trong thời gian gần đây. Một mùa đông lạnh thấu xương tại Bắc Bán Cầu với những trận bom tuyết dữ dội. Trong khi đó, Nam Bán Cầu đang phải trải qua tình trạng nắng nóng gay gắt. Đó là chưa kể, sau hơn 40 năm, sa mạc Sahara vừa đón một trận tuyết rơi kỷ lục chưa từng thấy.

Nhưng tác động trên hoàn toàn có thể tránh được nếu thế giới vẫn duy trì mục tiêu đầy tham vọng đã đặt ra.

Giáo sư kiêm nhà khoa học khí hậu Nigel Arnell thuộc ĐH. Reading khẳng định:"Chúng ta đều biết rằng, 1,5 độ C là một thách thức rất lớn. Nhưng nếu đạt được mục tiêu này, chúng ta có thể tránh được khoảng 60-95% các tác động bất lợi từ biến đổi khí hậu".

Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra, 1,5 độ C là một mục tiêu không khả thi. Một số dự đoán cho rằng, nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể vượt qua con số trên trong vài thập kỷ tới.

Dự thảo tiết lộ, chưa có tiền lệ chứng minh việc sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ giúp duy trì nhiệt độ toàn cầu dưới ngưỡng giới hạn.

Tuy nhiên, các nguồn năng tái tạo sẽ phải nhanh chóng thay thế được cho nhiên liệu hóa thạch. Nhờ đó, lượng CO2 trong bầu khí quyển mới có thể giảm đi. Ngoài ra, con người cũng cần phát triển các công nghệ mới hỗ trợ hấp thụ carbon, bên cạnh những nỗ lực trồng rừng tiên quyết hiện nay.

Tiến Thanh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận