Tại sao váy cưới thường có màu trắng và hành trình biến đổi của váy cưới ít người biết

Tại sao váy cưới thường có màu trắng và hành trình biến đổi của váy cưới ít người biết

Màu trắng không phải để đại diện cho sự thuần khiết như những gì chúng ta vẫn nghĩ về váy cưới.

Điều hạnh phúc nhất của một cô gái chính là được cầm tay người mình yêu thương và bước đi trong bộ váy cưới màu trắng lung linh. Chiếc váy cưới vốn quen thuộc là thế, nhưng lại có nhiều câu chuyện thú vị đằng sau nó mà bạn chưa từng biết đến.

Màu trắng = Sự trinh trắng + Thuần khiết?

Khi nghĩ đến chiếc váy cưới màu trắng phổ biến trong nền văn hóa phương Tây, chúng ta đều nghĩ màu trắng ấy chính là tượng trưng cho sự trinh trắng và thuần khiết.

Chức năng chính của gam màu trắng chỉ là để… phô trương mà thôi.
Chức năng chính của gam màu trắng chỉ là để… phô trương mà thôi.

Đáng tiếc, đó không phải là sự thật. Theo một khám phá mới về lịch sử của ngành thời trang, chức năng chính của gam màu trắng chỉ là để… phô trương mà thôi.

Edwina Ehrman, người quản lý bảo tàng Victoria & Albert ở London, chia sẻ với BBC: "Trong suốt thế kỷ 18 và 19, chúng ta chưa có xà phòng, nên việc lau rửa chỉ được thực hiện bằng khăn lau và nước. Vì thế, một chiếc áo hay váy trắng nếu bị bám bẩn thì khó có thể làm sạch được".

"Những phụ nữ mua váy cưới màu trắng chính là để phô trương thanh thế và sự giàu có, bởi họ chỉ có thể mặc chiếc váy đó một lần".

Hành trình "tiến hóa" thời trang của chiếc váy cưới

Bộ váy cưới màu trắng (hoặc ngà voi) - được phổ biến từ Nữ hoàng Victoria. Bà đã mặc một bộ váy cưới màu trắng trong đám cưới của mình với Hoàng tử Albert vào năm 1840.

Nữ hoàng Victoria mặc váy cưới màu trắng trong đám cưới với Hoàng tử Albert.
Nữ hoàng Victoria mặc váy cưới màu trắng trong đám cưới với Hoàng tử Albert.

Không ai có thể phủ nhận sức mạnh diệu kì đến từ màu trắng của chiếc váy. Giây phút người con gái khoác lên mình chiếc áo cưới trắng tinh khôi luôn được cho là đẹp nhất trong cuộc đời của họ. Nhà thiết kế Ehrman nói: "Dù cho bạn đã chung sống với người mình yêu, hoặc thậm chí cả khi đã có con, khi mặc chiếc váy cưới màu trắng, bạn luôn có cảm giác tươi mới trở lại. Màu trắng ấy như đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc sống vậy".

Trong Thế Chiến II, thời trang váy cưới đã "linh hoạt" biến đổi hơn. Ehrman nói: "Phụ nữ trong quân đội sẽ mượn một chiếc váy, hoặc đôi lúc mặc cả đồng phục hậu cần. Một số cô dâu thậm chí phải mặc đồ may từ vải rèm".

Cô dâu mặc đồng phục hậu cần trong ngày cưới.
Cô dâu mặc đồng phục hậu cần trong ngày cưới.

Còn nhà thiết kế Jenny Packham chia sẻ: "Các trang phục cưới truyền cảm hứng thiết kế cho tôi là những bộ đồ xác định được thời đại từ góc độ thời trang. Thập niên 30 luôn là nguồn cảm hứng tuyệt vời - một kỷ nguyên tuyệt diệu và quyến rũ giữa những cuộc chiến tranh. Đó là một sự bùng nổ thần thánh về thiết kế".

Sau chiến tranh, thiết kế ballerina trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi những phụ nữ đang có sự nghiệp. Như Margaret Whigam là một trong những cô gái đầu tiên mặc chiếc váy lộng lẫy được thiết kế bởi Norman Hartnell.

Khi nhìn bức ảnh của Margaret, nhà thiết kế Ehrman nói: "Cô ấy thật đẹp, giàu có và ăn ảnh. Cô ấy quả là một khách hàng hoàn hảo cho sản phẩm của Hartnell. Bạn thấy đó, đây không phải là một bộ quần áo có thể thay đổi cho một dịp khác ngoài lễ cưới".

Chiếc váy cưới theo thiết kế ballerina mà Margaret đã mặc.
Chiếc váy cưới theo thiết kế ballerina mà Margaret đã mặc.

Trong những năm 1960, trang phục cưới được thiết kế theo kiểu Thea Porter nổi lên với áo khoác dài, mũ trùm đầu đi kèm với giày cao gót.

Trang phục cưới được thiết kế theo kiểu Thea Porter.
Trang phục cưới được thiết kế theo kiểu Thea Porter.

Tương lai của váy cưới

Hiện nay, váy cưới đã được biến hóa với nhiều màu sắc khác nhau. Vũ công Dita Von Teese đã mặc bộ váy cưới màu tím của Vivienne Westwood; Anne Hathaway, Jessica Biel và Reese Witherspoon cũng khoác lên mình trang phục cưới màu hồng độc đáo.

Và khi các nhà thiết kế như Oscar de la Renta và Vera Wang gần đây ra mắt bộ sưu tập áo cưới đầy những màu sắc khác nhau, nó đã được xem như một bước ngoặt lớn đối với ngành công nghiệp áo cưới bảo thủ.

Dita Von Teese trong bộ váy cưới màu tím.
Dita Von Teese trong bộ váy cưới màu tím.

Gareth Pugh, nhà thiết kế từng phục vụ cho Lady Gaga và Kylie Minogue chia sẻ với BBC Culture: "Dù là một bộ trang phục trên sân khấu hay một chiếc váy cưới, cả hai đều có vai trò rất đặc biệt. Tuy nhiên, cách tiếp cận lại rất khác nhau. Thông thường với trang phục sân khấu, sự thoải mái và khả năng di chuyển dễ dàng là lưu ý hàng đầu. Với chiếc váy cưới, cô dâu lại phải bỏ qua yếu tố thoải mái trong trang phục".

"Tôi nghĩ sẽ luôn có một thị trường ổn định cho váy trắng truyền thống, nhưng tôi thích ý tưởng trang phục có tính cá nhân hơn một chút. Một bộ trang phục được làm từ tình yêu và sự chăm sóc, được làm từ thời gian và sự kiên nhẫn - giống như một cuộc hôn nhân vậy".

Và như chính hôn nhân, trang phục cưới sẽ tiếp tục phát triển. Edwina Ehrman đã nói: "Đám cưới đồng tính và đám cưới giữa các nền văn hóa khác nhau là hai ví dụ điển hình cho việc biến hóa trang phục cưới".

"Ngày nay, các cô dâu cũng đã thông qua chiếc váy trắng để đưa ra quan điểm về bình đẳng giới. Có thể bạn rất muốn mặc một chiếc váy cưới khác màu, hoặc mặc quần tây, hay đi chân đất. Thế nhưng, sẽ có nhiều người mang suy nghĩ cố hữu về việc lễ cưới phải mặc áo cưới màu trắng phản đối bạn, cho rằng đó là điều vô lý".

"Thật ra, bình đẳng và tôn trọng mới là những gì quan trọng trong một cuộc hôn nhân, chứ không phải những gì bạn mặc ở đám cưới. Khi nói đến trang phục cưới hiện đại, thật may mắn khi chúng ta đang dần có được một sự lựa chọn đa dạng hơn".

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận