Mỹ tiết lộ kế hoạch mới khám phá không gian giữa Trái Đất và Mặt Trăng

Mỹ tiết lộ kế hoạch mới khám phá không gian giữa Trái Đất và Mặt Trăng

AFRL cho biết phạm vi quan tâm của Lực lượng Không gian Mỹ giờ đây sẽ mở rộng đến “438.000 km và hơn thế nữa”.

Theo đài Sputnik, trong đoạn video đăng tải lên mạng chia sẻ YouTube mới đây, AFRL đã tự hào giới thiệu về Hệ thống Tuần tra Cao tốc Cislunar (CHPS), với mục tiêu khám phá và kiểm soát khoảng không gian giữa Trái đất và Mặt Trăng. (xem video dưới - Nguồn: AFRL):

Thuật ngữ "cislunar" được dùng để chỉ khoảng không gian giữa quỹ đạo Trái Đất và quỹ đạo Mặt Trăng.

Đoạn video cho thấy hình ảnh một tên lửa phóng từ Trái đất và phóng ra một vệ tinh. Vệ tinh này di chuyển ra ngoài khu vực mạng lưới các vệ tinh quay quanh quỹ đạo gần Trái đất, cuối cùng chạm tới Mặt Trăng.

AFRL miêu tả cuộc chạy đua lên Mặt Trăng sẽ nóng hơn bao giờ hết trong những thập kỷ tới, với một số quốc gia như Trung Quốc và Nga đang triển khai các chương trình nhằm thám hiểm và thiết lập cơ sở nghiên cứu trên Mặt Trăng. AFRL đề cập đến chương trình Artemis của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) không chỉ được thực hiện để đưa các phi hành gia Mỹ lên bề mặt Mặt Trăng mà còn thiết lập "cuộc sống lâu dài" đầu tiên trên đây.

Đoạn video cũng đưa ra những nguy cơ va chạm trong không gian vì số lượng vệ tinh và vật thể xoay quanh Trái đất ngày một nhiều. Hiện có khoảng 27.000 vật thể do con người làm ra đang lơ lửng trong quỹ đạo.

Theo website công nghệ quốc phòng C4ISRNET, AFRL có thể được nhận nhiệm vụ phát triển Hệ thống Tuần tra Đường cao tốc Cislunar ngay trong mùa Hè này và dự kiến ra mắt hệ thống vào năm 2025.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận