5 lý do khiến bạn ngủ hơn 10 tiếng/ngày mà vẫn ngáp

5 lý do khiến bạn ngủ hơn 10 tiếng/ngày mà vẫn ngáp

Đối với một số người, ngủ không bao giờ là đủ. Sau giấc ngủ dài, họ vẫn thức dậy lờ đờ trong khi người khác đã tỉnh như sáo. Vì sao lại thế?

Ngủ nướng một chút vào ngày cuối tuần thì chẳng sao cả (dù mẹ bạn không nghĩ như vậy). Nhưng nếu mấy đêm liền bạn ngủ cả 10 tiếng đồng hồ mà buổi trưa vẫn cứ ngáp ngắn ngáp dài, đã đến lúc tìm hiểu nguyên nhân thực sự rồi đấy.

1. Ngủ nhiều bẩm sinh

Ngủ nhiều không có lỗi, lỗi ở gene và hormone mà thôi.
Ngủ nhiều không có lỗi, lỗi ở gene và hormone mà thôi.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, gene có thể là nguyên nhân khiến bạn ngủ nhiều hơn 8 tiếng/ngày, tức số giờ ngủ trung bình của người trưởng thành.

Nhà khoa học Ronald Chervin tại ĐH Michigan, Mỹ cho biết về trường hợp này: "Thay đổi việc ngủ nhiều do di truyền là khá khó khăn. Nhưng nếu thường xuyên đi ngủ và thức dậy vào đúng khung giờ nhất định, bạn sẽ dễ dàng hơn trong điều chỉnh giấc ngủ của mình".

Ngoài ra, độ tuổi thiếu niên cũng được cho là cần ngủ nhiều hơn và phải đấu tranh dữ dội hơn để có thể chống lại "sự cám dỗ" của chiếc giường êm ái.

Ở tuổi này cơ thể sẽ có nhiều thay đổi, bao gồm cả nhịp điệu sinh học hàng ngày và điều đó dẫn tới giấc ngủ kéo dài hơn. Dĩ nhiên một phần còn do thói quen nữa.

Nhìn chung với trường hợp này ta có thể nói rằng: Ngủ nhiều không có lỗi, lỗi ở gene và hormone mà thôi.

2. Ngủ bù cho những đêm thức trắng

Ngủ bù chẳng thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn đâu.
Ngủ bù chẳng thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn đâu.

Nếu bạn thức trắng 1 - 2 đêm thì sau đó cơ thể sẽ muốn ngủ nhiều hơn ngay khi có cơ hội. May cho bạn, đây là một thói quen xấu hơn là một triệu chứng bệnh.

Tuy vậy, việc thức - ngủ thất thường là trái với bản năng tự nhiên của chúng ta.

Cho nên ngủ bù chẳng thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn đâu. Một giấc ngủ tốt cũng tương tự như thời gian đã trôi vậy - qua rồi là không lấy lại được.

3. Tâm lý bất ổn có thể là thủ phạm

Có 2 trường hợp xảy ra với giấc ngủ khi bạn gặp vấn đề về tâm lý. Theo một báo cáo từ ĐH Bristol (Anh) 75% người trầm cảm bị mất ngủ.

Nhưng có trường hợp họ cảm thấy uể oải và muốn ngủ nhiều hơn, mỗi lần ngủ kéo dài tới 10 - 11 tiếng đồng hồ. Trường hợp này xảy ra 40% ở người trẻ và 10% ở người lớn tuổi. Nữ giới sẽ gặp điều này nhiều hơn nam giới.

Khi trầm cảm dẫn đến chất lượng giấc ngủ suy giảm, bạn đừng cố trì hoãn mà hãy đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn kịp thời.

4. Ngủ nhiều có thể là biểu hiện của "rối loạn giấc ngủ"

Người gặp hội chứng này có thể ngủ suốt từ 15-20 tiếng.
Người gặp hội chứng này có thể ngủ suốt từ 15-20 tiếng.

Rối loạn giấc ngủ là bệnh lý, và trầm cảm không phải nguyên nhân mà chỉ là yếu tố khiến bệnh bộc phát hoặc trầm trọng thêm mà thôi.

Bệnh này xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Các nhà khoa học từ ĐH Stanford từng nghiên cứu về nguyên nhân thực sự của nó nhưng chưa thể đưa ra kết luận.

Rối loạn rất ngủ bao gồm nhiều biểu hiện khác nhau. Đó có thể là chứng mất ngủ. Hoặc ngược lại, có một hội chứng khác gọi là "sleeping beauty" ("người đẹp ngủ").

Người gặp hội chứng này có thể ngủ suốt từ 15-20 tiếng và chỉ ra khỏi giường để ăn hay dùng nhà vệ sinh mà thôi.

Lưu ý là điều này lặp lại hàng tuần chứ không phải 1 hành vi đột ngột, tự phát. Những đặc điểm này của hội chứng "sleeping beauty" là khác biệt đôi chút so với việc ngủ nhiều do muộn phiền, trầm cảm.

Xác suất xảy ra của rối loạn giấc ngủ chỉ là 1 trên một triệu người. Nhưng nếu bạn nghi ngờ mình đang gặp phải điều này, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

5. Ngủ nhiều hơn sau chấn thương

Việc ngủ nhiều sau chấn thương giúp phục hồi chức năng của cơ quan thần kinh.
Việc ngủ nhiều sau chấn thương giúp phục hồi chức năng của cơ quan thần kinh.

Chấn thương ở não có thể gây ra giấc ngủ kéo dài hàng ngày. Đây là một cơ chế của não, vì việc ngủ nhiều hơn giúp phục hồi chức năng của cơ quan thần kinh.

Tuy nhiên, sau chấn thương lại gặp vấn đề về giấc ngủ thì đây là dấu hiệu không thể xem thường.

Nói tóm lại:

Nếu sau giấc ngủ dài và bạn cảm thấy tươi tỉnh hơn, sẵn sàng bắt đầu một ngày mới thì không đáng lo lắm.

Ngược lại, nếu bạn thường xuyên ngủ trên 10 tiếng/ngày mà vẫn cảm thấy mệt mỏi, không còn cách nào khác là hãy đến khám bác sĩ để được chẩn đoán kĩ càng hơn.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận