Chuyện gì xảy ra khi Apple muốn tuyển bạn theo kiểu "con ông cháu cha"?

Chuyện gì xảy ra khi Apple muốn tuyển bạn theo kiểu "con ông cháu cha"?

Phần lớn mọi người muốn làm việc tại Apple đều làm theo cách truyền thống: tìm thông báo tuyển dụng hoặc một nhà tuyển dụng gọi cho họ. Họ gửi đi CV và thư xin việc, sau đó thông qua một loạt các cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, nếu một lãnh đạo Apple muốn làm việc với bạn, quy trình sẽ rất khác.

Đó là điều đã xảy ra với Michael Gartenberg, một nhà phân tích công nghệ, hiện đang làm cho iMore, người gần đây vừa kết thúc 3 năm làm tại Apple với vị trí Giám đốc cao cấp phụ trách tiếp thị sản phẩm.

Khi Gartenberg còn là một chuyên gia, anh thường tham gia vào các cuộc gọi hội đàm với Apple để thảo luận về doanh số, xu hướng cũng như các chủ đề thú vị khác. Vào cuối một buổi họp, Phó Chủ tịch Apple Greg Jozwiak đã đề nghị Gartenberg cho mình 5 hoặc 10 phút. “Phó Chủ tịch Apple thường không gọi cho nhà phân tích chỉ để đùa. Tôi đã nghĩ “mình đã làm cái gì khiến Joz giận dữ thế này”.

Gartenberg cho rằng anh đã bị Apple loại bỏ nhưng hóa ra Jozwiak muốn bàn bạc về công việc. Điện thoại reo, đó là Joz. “Này Micheal, Joz đây. Nghe này, tôi không có nhiều thời gian để nói ngay bây giờ vì thế tôi sẽ bỏ những đoạn rườm rà. Anh có muốn đến đây là làm việc với chúng tôi không?”.

Chuyện gì xảy ra khi Apple muốn tuyển bạn theo kiểu con ông cháu cha?

Phil Schiller, Phó Chủ tịch phụ trách Tiếp thị toàn cầu tại Apple

Song, Gartenberg còn không biết công việc đó là gì. Sau khi Gartenberg hết sốc, Jozwiak nói anh phải chuyển tới Cupertino, California, thủ phủ Apple. Ông cuối cùng cũng tiết lộ công việc yêu cầu báo cáo trực tiếp cho Phil Schiller, Phó Chủ tịch marketing và Schiller sẽ đích thân cung cấp thông tin chi tiết.

Thông báo cho gia đình xong, Gartenberg không nghe gì từ Apple trong vài ngày, rồi anh nhận cuộc gọi từ nhà tuyển dụng Apple – người này vẫn không nói gì về công việc.
"Phil muốn nói trực tiếp với anh”. Cô đề nghị anh bay đến California trong 2 ngày tiếp theo. Khi xuống máy bay, anh nhận được tin nhắn trong ngày hôm đó phải gặp Hiroki Asai, một nhân viên tiếp thị quan trọng của hãng tại thời điểm đó vì Asai chuẩn bị đi nghỉ.

“Ngày tiếp theo, họp liên tục, bắt đầu từ Phil và nhân viên. Ở đó có Phil, Joz, Brian Croll, người phụ trách MacOS, Dave Moody, người điều hành Macintosh, Michael Tchao, phụ trách iPad, Rona Okamoto, chuyên về các nhà phát triển, vì thế gần như toàn bộ “lính” của Phil đều có mặt”, Gartenberg hồi tưởng.

Như vậy, nhóm mà anh chuẩn bị tham gia với tư cách Giám đốc cao cấp chính là bộ phận tiếp thị toàn cầu. Ngày hôm sau, anh nhận thư mời làm việc chính thức từ phòng nhân sự. Gartenberg không đi sâu vào những gì làm tại Apple vì “thứ gì xảy ra tại Apple nên ở lại Apple”.

“Một trong những điều họ nói với tôi là “anh sẽ quen với việc trở thành một người nói chuyện với cánh báo chí trong phòng”. Gartenberg bắt đầu tweet ít hơn, không phải vì chính sách công ty cấm điều đó mà vì anh không muốn nói gì ảnh hưởng xấu đến Apple. Anh làm việc trong âm thầm, tạo ra các thông điệp, thuyết minh và tài liệu marketing cho sản phẩm.

Anh chia sẻ một câu chuyện “mất mặt” khi còn làm tại Apple. “Đó là công ty để ý đến từng chi tiết. Tôi nhớ ngày đầu gửi email cho ai đó, khi nhận thư trả lời, cuối thư có ghi: P/S: lỗi chính tả”. Hóa ra, trong email, anh gõ nhầm “the” thành “hte”.

Hiện tại, Gartenberg đã nghỉ việc vì muốn nghỉ ngơi sau những giờ làm việc dài song anh vẫn yêu thích khoảng thời gian với công ty cũ. “Apple có lẽ là một trong những nơi làm việc tốt nhất thế giới”.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận