Tăng cường khả năng thích ứng cùng Shopee

Tăng cường khả năng thích ứng cùng Shopee

Bên cạnh đó nền tảng này cũng hỗ trợ các người bán hàng từ 200 địa phương trên khắp khu vực bắt đầu hành trình kinh doanh trực tuyến.

Đó là nội dung mới nhất từ báo cáo “Shopee Đồng hành: Kiến tạo khả năng phục hồi bằng công nghệ” vừa được Shopee đưa ra. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp và người tiêu dùng tiếp cận TMĐT gia tăng, trong đó có 85% người dùng mới đến từ các khu vực ngoài thủ đô và thành phố lớn. Shopee cũng đã hỗ trợ các người bán hàng từ 200 địa phương trên khắp khu vực bắt đầu hành trình kinh doanh trực tuyến. Bên cạnh đó, các chương trình vì cộng đồng do Shopee và đối tác tổ chức trong suốt năm 2022 đã thu hút 600.000 người tham gia. Đây là minh chứng cho những nỗ lực mở rộng quy mô hỗ trợ cộng đồng địa phương của Shopee.

Shopee

Chia sẻ về các hoạt động này, Giám đốc Điều hành Shopee, Terence Pang, cho biết: “Trong năm 2022, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ nhiều cộng đồng người dùng vượt qua khó khăn. Với cam kết hỗ trợ người mua và người bán hàng, chúng tôi đã giúp người dùng tiết kiệm nhiều hơn khi chi tiêu cho các nhu cầu hàng ngày, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, chẳng hạn như kết nối và tăng cường tương tác với những khách hàng sẵn có trong hệ sinh thái của Shopee. Chúng tôi rất vui vì các doanh nghiệp đã luôn tin tưởng Shopee, đồng thời sẽ tập trung vào việc hỗ trợ cộng đồng tăng cường khả năng thích ứng trong năm tới.”

Dựa trên nền tảng đó, mặc dù năm 2023 còn phải đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế và xã hội, người dùng và doanh nghiệp vẫn tiếp tục tìm thấy nhiều giá trị và cơ hội mới từ Shopee. Cụ thể:

Tạo ra các giá trị mới: Thông qua các chiến dịch mua sắm hàng tháng tại Shopee và chuỗi ưu đãi độc quyền từ nhiều thương hiệu, người dùng Shopee đã chi tiêu hiệu quả hơn. Họ đã tiết kiệm được tổng cộng 1,7 tỷ USD khi mua sắm hàng hóa và nhu yếu phẩm trên nền tảng.

Tại Việt Nam, chỉ tính riêng chuỗi chiến dịch mua sắm từ 9.9, 11.11 đến 12.12 trong năm 2022, người dùng đã tiết kiệm đến 350 tỷ đồng khi mua sắm tại Shopee.

Tạo ra các cơ hội mới: Tại Đông Nam Á, Shopee đã hỗ trợ hàng triệu người bán hàng địa phương tăng cường sự hiện diện của họ trên  nền tảng, giúp họ thu hút khách hàng mới và gia tăng tương tác với khách hàng trung thành.

Tại Việt Nam, thương hiệu Nước Mắm Tĩn (Phan Thiết) đã phát triển song song hai gian hàng tại Shopee, đạt doanh thu mỗi tháng khoảng 400 triệu đồng, những dịp cao điểm có thể đạt đến 600 triệu đồng. Kết quả này góp phần quan trọng vào con số tăng trưởng 50% của thương hiệu trong năm 2022 vừa qua.

Bên cạnh đó, Shopee cũng thúc đẩy sự đa dạng và hòa hợp giữa các quốc gia trong khu vực. Ngoài việc giúp người dùng tiết kiệm chi phí, cải thiện khả năng phục hồi kinh doanh cho các doanh nghiệp, mà còn giúp người dùng giao dịch mua sắm trực tuyến trên Shopee trở nên dễ dàng hơn:

Mang đến nhiều giá trị hơn: Người dùng có thể tận hưởng niềm vui mua sắm trực tuyến ở bất kể đâu. Thống kê từ Shopee cho thấy những người mua sắm lần đầu tiên tại Shopee trong năm 2022 thì có đến với hơn 85% đến từ các khu vực bên ngoài các thành phố lớn. Và nhiều nhà bán hàng đến từ 200 địa phương trên khắp khu vực Đông Nam Á đã bắt đầu kinh doanh trực tuyến cùng Shopee.

Tăng cường truy cập số: Cũng trong năm 2022, số lượng người dùng giao dịch trực tuyến thông qua các dịch vụ như thanh toán kỹ thuật số và giao đồ ăn ngày càng gia tăng. Trong đó, 24 triệu người dùng đã thực hiện giao dịch ShopeePay đầu tiên, tại Việt Nam, ShopeePay tích cực hợp tác với các cơ quan quản lý để tăng cường khả năng tiếp cận thanh toán kỹ thuật số. Ví dụ như ShopeePay đã tham gia sự kiện “Ngày hội không tiền mặt” tại Hà Nội, tiếp cận hơn 2.000 người tham dự và cung cấp hướng dẫn về cách thiết lập ví điện tử, liên kết tài khoản ngân hàng và truy cập nhiều dịch vụ kỹ thuật số khác bao gồm ShopeeFood.

Cũng trong năm 2022, Shopee tiếp tục sử dụng sức mạnh của nền tảng và các nguồn lực đa dạng để mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Ví dụ như hoạt động hỗ trợ cộng đồng khó khăn của Shopee và đối tác đã thu hút khoảng 600.000 người tham gia.

Tại Việt Nam, các chương trình đào tạo hỗ trợ người bán hàng thông qua Học viện Shopee - Shopee Uni, chương trình Thuyền Trưởng Shopee - Shopee Captain. Thông qua các chương trình này, người bán hàng có thể nhận được nhiều nguồn hỗ trợ từ cộng đồng để có thể dễ dàng bắt đầu, phát triển và kinh doanh thành công trên nền tảng trực tuyến với Shopee.

Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận