Đừng bật máy lạnh ở mức 18 độ

Đừng bật máy lạnh ở mức 18 độ

Không cần thiết phải sử dụng điện để làm lạnh máy lạnh ở 18 độ C. Ảnh: Freepik.

Máy lạnh giữ cho môi trường trong nhà mát mẻ trong mùa hè khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, nhưng đây cũng là một trong những vật dụng tiêu tốn nhiều điện năng nhất.

Kể cả trong những ngày nắng nóng nhất, người dùng cũng không cần phải đặt máy lạnh ở mức thấp nhất của nó, thường là 16 hoặc 18 độ C, để đạt được hiệu quả làm mát.

Máy lạnh chạy liên tục ở mức nhiệt này cũng kéo theo điện năng tiêu thụ lớn và dẫn đến quá tải thiết bị. Thay vào đó, người dùng nên để nhiệt độ của máy lạnh ở mức 22–26 độ C và sử dụng các biện pháp làm mát bổ sung.

Mức nhiệt độ lý tưởng cho máy lạnh

Để giảm điện và tránh gây quá tải mạng lưới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN mới đây khuyên người dân nên đặt nhiệt độ máy lạnh ở mức 26 độ C vào mùa hè, đặc biệt là trong khung giờ từ 11h30 đến 14h30 và 20 đến 22h. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ khuyên người dân nên đặt máy lạnh ở mức 25 độ C vào mùa hè để tiết kiệm tối đa hóa đơn điện.

Theo cơ quan này, cứ tăng một độ máy lạnh sẽ tiết kiệm được 3% năng lượng tiêu thụ khi nhiệt độ của nó tăng từ 22 độ C trở lên. 24% năng lượng được tiết kiệm khi nhiệt độ của máy lạnh tăng từ khoảng 18 độ C lên 24 độ C.

Theo Energy Star, một chương trình do Bộ Năng lượng và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ điều hành, người dùng máy lạnh nên tìm mức nhiệt độ vừa đủ để cảm thấy thoải mái khi đi ngủ. Theo Energy Star, người dùng nên tiếp tục tăng nhiệt độ thêm 2 độ C từ mức này.

Theo các nhà nghiên cứu tại tổ chức nghiên cứu tiêu dùng Consumer Reports, "Không phải người tiêu dùng nào cũng thấy những mức nhiệt độ khuyến nghị này là thoải mái."

may lanh anh 1

Trong mùa nắng nóng, điều là thiết bị gia dụng tiêu tốn nhiều năng lượng nhất. Ảnh: Reuters.

Theo một cuộc khảo sát của tổ chức này trên hơn 2.000 người trưởng thành, phần lớn đặt máy lạnh ở 21 độ C. Consumer Reports khuyên người dùng có thể thử nghiệm nhiệt độ, tăng 1 độ C mỗi lần để xem đến ngưỡng nào vẫn cảm thấy thoải mái, lưu ý rằng mức tiết kiệm năng lượng với mỗi độ C tăng lên là đáng kể. Ngược lại, giảm nhiệt độ một lần khi thấy nóng.

Dùng thêm quạt và các biện pháp cách nhiệt

Để tránh máy lạnh "gánh toàn bộ" việc làm mát phòng, người dùng cũng nên bật quạt bổ sung. Các loại quạt tạo ra hiệu ứng gió lạnh khiến máy lạnh có cảm giác mát mặc dù nhiệt độ cao.

Quạt trần có thể làm mát một căn phòng đến khoảng 4 độ C và chi phí gần như không đáng kể. Theo Consumer Reports, người dùng có thể để máy lạnh trong khoảng 26 độ C mà vẫn đạt hiệu quả làm mát khi bật quạt cây hoặc quạt trần chọn.

Người dùng cũng nên cẩn thận đóng rèm hoặc cửa sổ vào ban ngày vì độ sáng cũng làm tăng nhiệt độ trong nhà. Rèm cản sáng có thể làm giảm tới 24% lượng nhiệt đi vào phòng và các thiết bị làm mát sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

"Nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, người dùng có thể nghĩ đến việc lắp đặt tấm cách nhiệt vào cửa sổ và cửa ra vào. Ngoài ra, vào ban ngày, nếu có thể, tránh sử dụng các thiết bị sinh nhiệt như lò nướng hoặc máy sấy, như lời khuyên từ nhà sản xuất thiết bị Carrier.

Khi trời nóng, các hãng thiết bị cũng nên lưu ý rằng máy lạnh được đặt ở 18 độ C cũng không giúp làm mát phòng nhanh hơn 26 độ C. Máy lạnh có cảm biến đo nhiệt độ phòng và chạy cho đến khi nhiệt độ đạt đến mức mong muốn, có nghĩa là máy sẽ chỉ hoạt động lâu hơn nếu nhiệt độ được đặt ở mức thấp hơn. Tăng lưu thông không khí và cách nhiệt là những kỹ thuật giúp làm mát nhanh hơn.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách hấp dẫn về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận