Hướng dẫn dò trạm phát DVB-T2 để xoay anten cho đúng

Hướng dẫn dò trạm phát DVB-T2 để xoay anten cho đúng

Hiện nay cả nước đang trong giai đoạn chuyển đổi từ sử dụng sóng truyền hình mặt đất công nghệ tương tự sang công nghệ số theo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020. Khi đó người dân xem truyền hình mặt đất thông thường sẽ cần thêm đầu thu chuẩn DVB-T2 hoặc sử dụng tivi tích hợp DVB-T2.

Theo kế hoạch vào ngày 15/8 sắp tới sẽ có thêm 15 tỉnh, thành phố tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất đó là Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Đồng Nai, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang.

Như vậy người dân sẽ dần dần quen thuộc hơn với sóng truyền hình số mặt đất chuẩn DVB-T2 mới. Tuy nhiên có một điều quan trọng không thay đổi khi sử dụng truyền hình mặt đất, đó là các hộ gia đình vẫn cần xac định được hướng trạm phát sóng gần nhất để xoay anten cho đúng và thu được tín hiệu tốt nhất. Ngay cả ở Hà Nội chúng ta cũng cần làm thao tác này.

Tín hiệu kỹ thuật số trên mặt đất DVB-T2 được truyền theo đường thẳng, và do độ cong của bề mặt Trái đất có dạng hình cầu nên việc thu sóng với khoảng cách trên 100 km sẽ dễ gặp khó khăn. Đối với các tình huống có nhiều vật cản như đồi núi, các tòa nhà cao tầng, thì khả năng thu sóng sẽ còn thấp hơn đáng kể.

Vì thế chúng ta có thể dùng công cụ dò tìm trạm phát DVB-T2 gần nhất của Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) dưới đây.

Hướng dẫn dò trạm phát DVB-T2 để xoay anten cho đúng

Bước 1: Vào công cụ của Cục Tần số Vô tuyến điện ở địa chỉ thudtv.rfd.gov.vn:99/user_interface (hoặc vào đây). Sau đó chúng ta có thể định vị vị trí đặt anten của mình bằng 3 cách, đó là nhập địa chỉ, hoặc nhập toạ độ, hoặc bấm chỉ vị trí trực tiếp trên bản đồ. Nếu cần lấy toạ độ chúng ta có thể dùng các app la bàn, như iPhone đã có sẵn một app la bàn.

a1-2-huong-dan-do-tram-phat-dvb-t2-de-xoay-anten-cho-dung-tim-tram-phat-dvb-t2-ha-noi-o-dau.jpg

Hướng dẫn dò trạm phát DVB-T2: Vào công cụ của Cục Tần số Vô tuyến điện ở địa chỉ thudtv.rfd.gov.vn:99/user_interface (hoặc vào đây). Sau đó chúng ta có thể định vị vị trí đặt anten của mình bằng 3 cách, đó là nhập địa chỉ, hoặc nhập toạ độ, hoặc bấm chỉ vị trí trực tiếp trên bản đồ (cách bấm chỉ vị trí trực tiếp - cách 3 có vẻ nhanh nhất).

Bước 2: Sau khi định vị được địa chỉ của bạn, công cụ sẽ hiển thị bên trái danh sách các trạm phát sóng với thông tin kênh tần số và mức độ tín hiệu biểu tượng bằng cột sóng để chúng ta biết tín hiệu mạnh hay yếu.

Với cột sóng có đủ 5 cột: Mức thu rất tốt, có thể sử dụng anten đặt trong nhà (đối với những khu vực không có nhà cao tầng) hoặc anten đặt thấp ở ngoài trời với điều kiện hướng thu sóng không bị che chắn.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận