FPT IS bắt tay Moody’s Analytics giúp quản trị rủi ro cho các ngân hàng

FPT IS bắt tay Moody’s Analytics giúp quản trị rủi ro cho các ngân hàng

FPT IS bắt tay Moody’s Analytics giúp quản trị rủi ro cho các ngân hàng

FPT IS bắt tay Moody’s Analytics giúp quản trị rủi ro cho các ngân hàng 

Ngày 24/5/2017, các lãnh đạo cấp cao và quản lý khối quản trị rủi ro của nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính tại Việt Nam đã tham gia buổi hội thảo chuyên sâu về các tiêu chuẩn vốn và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh do Moody’s Analytics - nhà cung cấp giải pháp quản trị rủi ro hàng đầu thế giới chia sẻ. Moody’s Analytics cũng công bố hợp tác chiến lược với công ty FPT IS. Theo đó, FPT IS sẽ là nhà phân phối, hỗ trợ triển khai các giải pháp tuân thủ quy định và cho vay vốn của Moody’s Analytics cho các ngân hàng tại Việt Nam.

Tại hội thảo, các chuyên gia của Moody’s Analytics đã đưa ra những phân tích chuyên sâu về các thách thức mà ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình triển khai Hiệp ước Basel II (do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đưa ra), những bài học từ các thị trường trên toàn cầu cũng như giải pháp mà Moody’s Analytics sẽ phối hợp với FPT IS để cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam.

Hiện nay, những quy định về vốn và quản lý rủi ro mà Hiệp ước Basel II đưa ra nhằm đảm bảo hệ thống tài chính ngân hàng hoạt động vững mạnh được xem là một trong những chuẩn mực quản trị rủi ro hiện đại và đang được áp dụng tại hầu hết ngân hàng thương mại hàng đầu trên thế giới. Ngày 30/12/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với Ngân hàng và các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, đồng thời đặt mục tiêu đưa việc quản trị rủi ro cũng như an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế Basel II là nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, ngày 1/1/2020 thông tư 41/2016/TT-NHNN sẽ chính thức có hiệu lực. Thời gian để bắt đầu triển khai rất gấp rút nhưng đến thời điểm hiện nay, nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong việc chuẩn bị thực hiện thông tư này.

Nền móng cơ bản cho việc triển khai Basel 2 chính là chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, làm giàu và làm sạch dữ liệu đã được kiểm toán, từ đó có thể khai thác chính xác và tính toán vốn theo đúng các tiêu chuẩn mà Basel 2 quy định. Điều này cũng đã được quy định rõ tại Điều 4 của Thông tư 41. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng lại đang ứng dụng các giải pháp khác nhau, dữ liệu được quản lý trên nhiều ứng dụng khác nhau, nguồn dữ liệu chưa được chuẩn hóa là vấn đề chung hiện nay.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận