Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Blockchain vào nông nghiệp tại Cần Thơ

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Blockchain vào nông nghiệp tại Cần Thơ

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Blockchain vào nông nghiệp tại Cần Thơ

Đại diện Lina Network chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo

Ngày 5/7, tại Cần Thơ, Phòng Thông tin và Hỗ trợ Doanh nghiệp – VCCI TP Cần Thơ đã tổ chức buổi hội thảo nông nghiệp với chủ đề “Nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu bằng công nghệ Blockchain”.

Tại buổi hội thảo, ông Vũ Trường Ca, Chủ tịch HĐQT của Lina Network, công ty vừa ký kết hàng loạt hợp đồng với các tập đoàn lớn về nông nghiệp tại Thái Lan và Lào, để ứng dụng Blockchain vào nông nghiệp tại các nước này, đã chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp trong nước.

Theo ông Ca, với việc triển khai ứng dụng Blockchain trong nông nghiệp, mà nền tảng của Lina là Lina Supply Chain, đã được ứng dụng rộng rãi tại các tập doàn lớn ở Thái Lan như Tập đoàn ChokChai chuyên về chăn nuôi bò sữa, Tập đoàn S.A.P Siam Food International Co. Ltd, Tập đoàn AIM THAI…đã giúp cho người dùng biết rõ được nguồn gốc các sản phẩm mà họ mua được.

Nguồn gốc sản phẩm được hiển thị một cách minh bạch, bên cạnh đó công nghệ này còn tối ưu hóa quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc gần như tức thời.  Bên cạnh đó, tổ chức trong chuỗi cung ứng có thể “dự đoán” được khi nào sản phẩm đến nơi, sẽ có trạng thái như thế nào...qua đó tối ưu hóa (optimization) được toàn bộ quy trình.

Với việc dữ liệu trong Blockchain là hoàn toàn minh bạch với tất cả mọi người và được cập nhật gần như tức thời, nên khi cần có thể truy xuất nguồn gốc của sản phẩm gần như mọi lúc ở mọi thời điểm và ở bất cứ đâu. Và việc ứng dụng công nghệ Blockchain này còn nâng cao chất lượng hàng hóa để cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.

Tại hội thảo, đại diện Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM, ông Từ Minh Thiện cũng đã chia sẻ bài toán thị trường về vấn nạn thực phẩm bẩn và yêu cầu phải thực hiện việc minh bạch hoá chuỗi cung ứng như sau khi giải quyết tốt bài toán nguồn gốc thực phẩm sạch đến với người dân, tạo sự an tâm cho cả thương hiệu, điều cốt lõi để tăng uy tín và doanh thu trên thị trường. Và theo ông việc ứng dụng Blockchain vào nông nghiệp là điều cấp thiết.

Ngoài ra, các chuyên gia và các đại biểu tham dự đều có chung nhận định, việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng Khoa học và Công nghệ ở TP.Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhưng vai trò của đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chưa được như mong muốn.

Cụ thể, phát triển Khoa học và Công nghệ ở thời điểm hiện tại vẫn chưa thực sự được coi là động lực then chốt để tạo ra sự đột phá về mặt phát triển. Các công nghệ thông minh, tiên tiến góp phần làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng tính cạnh tranh hàng hóa… vẫn chưa được áp dụng rộng rãi, phương thức sản xuất từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại chậm chuyển đổi cũng được xem là rào cản.

Do đó, việc các cấp quản lý nhà nước xem xét việc ứng dụng các mô hình công nghệ theo phương thức hoàn toàn mới, có thể là Blockchain như Lina Network được xem là góp phần đẩy mạnh ứng dụng trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 mà Việt Nam đang hướng đến.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận