Sẽ bổ sung nội dung về CMCN 4.0 vào Đề án tăng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu

Sẽ bổ sung nội dung về CMCN 4.0 vào Đề án tăng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu

Sẽ bổ sung nội dung về CMCN 4.0 vào Đề án tăng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu

Theo Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), kết quả xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam tương đối khả quan so với các năm trước song giá trị gia tăng nhiều nhóm ngành hàng như điện tử gia dụng, điện tử công nghệ cao… vẫn còn thấp. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các Bộ Công Thương, KH&CN và NN&PTNT để truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu, bổ sung Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương đã trình và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt “Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ KH&CN và các cơ quan liên quan nghiên cứu, bổ sung nội dung liên quan đến cuộc CMCN 4.0 vào “Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” (Đề án).

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT tích hợp trong Đề án các mục tiêu và giải pháp từ các hội nghị vừa qua về phát triển ngành hàng tôm, cà phê, lúa gạo và nông nghiệp công nghệ cao.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 5/2017.

Trước đó, tại Diễn đàn CMCN 4.0 do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức ngày 11/4 vừa qua, bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận định, cuộc CMCN 4.0 đang xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới thực với thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Hơn thế nữa, mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của cuộc cách mạng này diễn ra trên quy mô toàn cầu, với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ trước đến nay và dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới.

“Có thể thấy, cuộc CMCN 4.0 tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: công nghiệp, nông nghiệp, tài chính ngân hàng, lao động, việc làm, giao thông vận tải, dệt may, du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo đến doanh nghiệp và các địa phương”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận