Công an cảnh báo nạn lừa đảo “nợ cước điện thoại” vẫn hoành hành

Công an cảnh báo nạn lừa đảo “nợ cước điện thoại” vẫn hoành hành

Công an cảnh báo nạn lừa đảo “nợ cước điện thoại” vẫn hoành hành

Tội phạm lừa đảo nợ cước điện thoại vẫn hoành hành. Ảnh: Internet.

Mới đây, tại phòng giao dịch của các ngân hàng trên địa bàn, Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội đã dán khuyến cáo về việc trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra một số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức đối tượng gọi điện thoại cho người dân giả danh cán bộ tư pháp yêu cầu chuyển tiền, cụ thể như sau: Đối tượng sử dụng công nghệ Voical để gọi điện thoại cho người dân giả dan là cán bộ thu cước viễn thông để lấy thông tin cá nhân và số tài khoản sau đó giới thiệu là cán bộ công an, tòa án và viện kiểm sát, sau đó thông báo số tiền trong tài khoản của bị hại liên quan đến một vụ án và yêu cầu chuyển ngay toàn bộ số tiền vào một tài khoản để điều tra xác minh làm rõ nếu không sẽ bị liên quan và xử lý hình sự. Chúng nói liên tục làm người dân hoảng sợ dẫn đến mất bình tĩnh nên ra ngân hàng rút tiền để chuyển theo yêu cầu của bọn chúng.

Công an quận Thanh Xuân khuyến cao người dân không chuyển tiền trong các trường hợp sau: Nếu có ai gọi điện thoại xưng danh là cán bộ công an, tòa án, việc kiểm sát, hoặc nhân viên thu cước viễn thông rồi yêu cầu chuyển tiền cho chúng nếu không sẽ bị liên quan và xử lý hình sự. Nếu có ai gọi điện thoại nói người dân được trúng thưởng hoặc nhận quà tặng hay ký gửi rồi yêu cầu chuyển tiền cho chúng để đảm bảo việc nhận quà.

Khi gặp các trường hợp nêu trên hoặc một số thủ đoạn tương tự khác người dân cần bình tĩnh gọi điện báo cho công an địa phương nơi gần nhất hoạt báo cho Công an quận Thanh Xuân theo đường dây nóng 02438585615.

Mới đây, Công an tỉnh Nghệ An cũng đã một lần nữa cảnh báo trên phương tiện thông tin đại chúng về hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng cách mạo danh nhân viên nhà mạng và cán bộ công an.

Kịch bản của bọn lừa đảo là các đối tượng gọi vào số điện thoại cố định của "con mồi" để nhắc nhở nợ cước điện thoại với số tiền khoảng 10 triệu đồng.

Chúng lý giải cước điện thoại của gia chủ phát sinh số tiền lớn như trên là do gọi điện ra nước ngoài. Khi chủ nhân thắc mắc thì các đối tượng nối điện thoại sang cho ''công an'' để nói chuyện. Kẻ mạo danh công an sẽ thông báo với nạn nhân rằng: Có người sử dụng CMND của họ để lập tài khoản ngân hàng, dùng tài khoản đó để vào việc buôn ma túy, rửa tiền và yêu cầu nạn nhân phối với cơ quan Công an cung cấp các thông tin cần thiết.

Lúc này, các nạn nhân thấy rất hoang mang lo sợ mặc dù không vi phạm pháp luật. Lúc đó, các đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp số điện thoại di động, thông tin cá nhân, thông tin thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm...

Ngay sau đó, bọn chúng yêu cầu người bị hại có bao nhiêu tiền trong tài khoản, sổ tiết kiệm phải chuyển vào cho các đối tượng để xác minh nguồn tiền có liên quan đến tội phạm ma túy, rửa tiền... hay không.

'Trong thời gian chuyển tiền, các đối tượng yêu cầu nạn nhân không được tiết lộ cho bất kỳ ai, giữ nguyên cuộc gọi cho đến khi tiền được chuyển xong. Khi tiền chuyển vào tài khoản của các đối tượng thì nhanh chóng bị rút ra khỏi ngân hàng để chiếm đoạt.

Với thủ đoạn này, chỉ từ ngày 16 đến 23/8/2017, ở Nghệ An đã xảy ra 6 vụ lừa đảo, thiệt hại gần 1,5 tỷ đồng. Chiêu lừa đảo “nợ cước điện thoại” không phải là hình thức mới và xuất hiện từ 5-6 năm trở lại đây, diễn ra trên nhiều tỉnh thành, bọn lừa đảo chủ yếu hoạt động nhắm vào các khách hàng dùng điện thoại cố định của VNPT. Không ít nạn nhân đã sập bẫy và bị chiếm đoạt hàng trăm triệu, có trường hợp lên đến hàng tỷ đồng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận