5 vũ khí khủng khiếp nhất Nga khoe trong duyệt binh 9/5

5 vũ khí khủng khiếp nhất Nga khoe trong duyệt binh 9/5

(Kiến Thức) - Xe tăng T-14 Armata, tên lửa phòng không S-400, tên lửa đạn đạo RS-24 Yars…là những vũ khí mạnh mẽ nhất của Quân đội Nga được giới thiệu trong duyệt binh 9/5. 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5
Mặc dù thời tiết không tốt đã khiến cho lực lượng Không quân Nga không tham gia duyệt binh, thế nhưng các đơn vị cơ giới mặt đất cũng đã đủ khiến mọi thế lực thù địch với nước Nga phải e dè, kiềng nể, không dám làm liều. Trong cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng (9/5/1945-9/5/2017), Quân đội Nga đã giới thiệu tới hàng triệu người dân dàn vũ khí hiện đại bậc nhất toàn cầu. Nguồn ảnh: Sputnik 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-2
Dẫn đầu trong số đó là xe tăng Object 148 T-14 Armata – được phát triển trên cơ sở khung gầm dạng module Armata. Đây được xem là tương lai của lực lượng xe tăng hùng mạnh Liên bang Nga, nó sẽ thay thế hoàn toàn các thế hệ tăng T-72, T-80 và T-90 trong tương lai 10-20 năm nữa. Nguồn ảnh: RT 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-3
T-14 Armata sở hữu công nghệ mang tính cách mạng trên thế giới, không có một loại xe tăng nào của phương Tây hay Trung Quốc hiện nay sánh được. Nguồn ảnh: RT 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-4
T-14 Armata nặng hơn 50 tấn, dài 10,8m, rộng 3,5m, cao 3,3m. Quân đội Nga có kế hoạch mua 2.300 chiếc trong giai đoạn từ 2015-2020. Đơn giá một chiếc ước tính 3,7 triệu USD. Hiện đã có 20 chiếc được sản xuất phục vụ cho mục đích thử nghiệm tính năng kỹ chiến thuật. Nguồn ảnh: RT 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-5
 Một trong những công nghệ cách mạng nổi bật trên T-14 Armata là việc toàn bộ kíp lái 3 người ngồi trong một capsule bọc thép (dày tương đương 900mm thép) tách biệt hoàn toàn với tháp pháo. Còn tháp pháo được vận hành hoàn toàn tự động, với thiết bị nạp đạn tự động có tốc độ 10-12 phát/phút. Khẩu pháo chính 2A82-1M 125mm có thể xuyên giáp dày 1.000mm sau ERA với đạn xuyên Vacuum-1, cự ly bắn 2km. Hoặc nó có thể bắn được các loại tên lửa chống tăng xa 5km. Nguồn ảnh: RT 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-6
Giáp bảo vệ của Armata cũng vô cùng "khủng khiếp" với ba lớp: giáp composit; giáp phản ứng nổ Malachit và hệ thống phòng vệ chủ động Afghanit có khả năng đánh chặn các loại tên lửa tối tân nhất của NATO hiện nay như Hellfire, TOW, BILL, Javelin, Spike, Brimstone... Nguồn ảnh: RT 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-7
Tiếp theo là siêu pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV - "thần chiến tranh" của Quân đội Nga. Nó sở hữu tính năng vượt trội pháo tự hành chủ lực Quân đội Nga Msta-S, và hầu hết các mẫu pháo khác trên thế giới. Nguồn ảnh: TASS 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-8
2S35 Koalitsiya-SV trang bị khẩu pháo 2A88 152mm có tầm bắn đến 70km sử dụng đạn tăng tầm thông thường hoặc 40km với đạn tiêu chuẩn. Khủng khiếp hơn, tốc độ bắn của pháo tự hành này có thể lên tới 16-20 phát/phút nhờ hệ thống nạp đạn tự động kiểu mới. Nguồn ảnh: RT 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-9
Một số nguồn tin còn cho biết, 2S35 không phải là pháo tự hành "cơ bản" mà hơn thế nó là hệ thống robot tự động hóa rất cao. Giảm sự can thiệp của con người, tăng khả năng kiểm soát của máy tính điều khiển đem lại sức mạnh tác chiến mạnh chưa từng thấy. Nguồn ảnh: TASS 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-10
Trên nóc tháp pháo của 2S35 được trang bị khẩu đại liên Kord 12,7mm bắn tự động dùng để phòng không chống máy bay khi cần. Nguồn ảnh: RT 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-11
Một loại vũ khí nữa tuy đã rất quen thuộc trong các cuộc duyệt binh Nga, nhưng mỗi lần hiện diện ở gần các nước NATO thì lại khiến Washington và Brussel phát hoảng. Đó chính là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật Iskander-M. Nguồn ảnh: TASS 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-12
Tuy Iskander-M chỉ có tầm bắn khoảng 400km, nhưng nó lại có thể mang đầu đạn hạt nhân với độ chính xác tấn công gần như tuyệt đối. Bên cạnh đó, Iskander-M rất khó đánh chặn bằng các tổ hợp phòng thủ tên lửa hiện có của NATO bởi loại đầu đạn của nó tối ưu hóa nhiều biện pháp đánh trả, thậm chí cơ động vòng tránh. Nguồn ảnh: RT 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-13
Thậm chí, theo một nguồn tin, tên lửa Iskander còn có khả năng tàng hình với lớp sơn phủ bên ngoài vật liệu composite đặc biệt. Trong giai đoạn cuối của hành trình bay, khi Iskander tiến vào phạm vi đánh chặn của lên lửa phòng không như Patriot PAC-3 (khoảng 30-35 km), Iskander có khả năng thực hiện các động tác thay đổi quỹ đạo bay đột ngột để tránh né, đồng thời có thể tạo ra 10 đầu đạn giả bằng công nghệ phản xạ kim loại đa diện, trong khi vẫn giữ được vận tốc siêu âm khoảng 2.100 m/s (gấp 6 lần vận tốc âm thanh). Do vậy, khả năng đánh chặn được Iskander là rất khó. Nguồn ảnh: RT 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-14
Ở tầm vượt đại châu, Nga tiếp tục một lần nữa giới thiệu tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars – mẫu vũ khí hạt nhân chiến lược chủ lực của Quân đội Nga hiện nay. Nguồn ảnh: TASS 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-15
RS-24 Yars được coi là phiên bản nâng cấp của Topol-M, có khả năng triển khai 10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV) với công suất mỗi đầu đạn 100-150 kiloton. Nguồn ảnh: TASS 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-16
Được trang bị 3-4 tầng động cơ đẩy, RS-24 Yars đạt tầm bắn khoảng 11.000km, tốc độ bay Mach 20, dẫn đường quán tính kết hợp vệ tinh GLONASS cho độ chính xác gần như tuyệt đối. Đặc biệt, việc nó được đặt trên xe tự hành khiến cho vệ tinh trinh sát NATO gần như không thể đoán biết được vị trí phóng nhằm thực hiện tấn công ngay khi tên lửa chưa rời bệ. Nguồn ảnh: TASS 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-17
Cuối cùng là tổ hợp tên lửa phòng không – phòng thủ tên lửa S-400 Triumf. Loại tên lửa đất đối không mạnh nhất thế giới hiện nay. Trong ảnh, bệ phóng tự hành TEL 5P85SE2 mang 4 đạn tên lửa của tổ hợp S-400. Nguồn ảnh: TASS 

5 vu khi khung khiep nhat Nga khoe trong duyet binh 9/5-Hinh-18
 Theo các thông tin đã được công bố, S-400 có tầm bắn tiêu diệt mục tiêu khí động học ở cự ly từ 2-400km, với mục tiêu là tên lửa chiến thuật thì cự ly từ 5-60km, tầm phát hiện mục tiêu lên tới 600km, tấn công đồng thời 80 mục tiêu với hệ thống radar dẫn đường được cho 160 quả tên lửa cùng lúc. Nguồn ảnh: TASS 

Chiến Xa

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận