Cục thiết kế thủy phi cơ Beriev: Lâu đời nhưng lận đận

Cục thiết kế thủy phi cơ Beriev: Lâu đời nhưng lận đận

Cục thiết kế Beriev có lịch sử lâu đời trong lịch sử chung hàng không quân sự Liên Xô, tuy nhiên sự thành công, danh tiếng lại không đi kèm.

Cuc thiet ke thuy phi co Beriev: Lau doi nhung lan dan
Cục thiết kế Beriev - tiền thân của công ty chế tạo máy bay Beriev sau này là một trong những cục thiết kế máy bay có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Liên Xô và Nga. Ông Georgy Mikhailovich Beriev là người có công rất lớn trong việc thành lập Beriev vào năm 1934 tạo nền tảng giúp cục thiết kế này trở thành nơi chuyên chế tạo các mẫu thủy phi cơ hàng đầu thế giới.

Cuc thiet ke thuy phi co Beriev: Lau doi nhung lan dan-Hinh-2
Dưới sự lãnh đạo của Georgy Beriev, Cục thiết kế Beriev dần trở nên nổi tiếng trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh với hàng loạt thiết kế thủy phi cơ nổi tiếng như Be-6 hay Be-12. Dù tiếp theo sau đó Beriev cũng phát triển nhiều dòng thủy phi cơ mới bao gồm sử dụng động cơ cánh quạt lẫn động cơ phản lực nhưng hầu hết trong số đó đều không đạt được mấy thành công.

Cuc thiet ke thuy phi co Beriev: Lau doi nhung lan dan-Hinh-3
Cái tên gắn liền với Beriev nhiều nhất vẫn là dòng máy bay thủy phi cơ chống ngầm và tuần tra biển Beriev Be-12 được lực lượng Không quân Hải quân Liên Xô đưa vào trang bị từ những năm 1960. Be-12 cũng có thể được xem là biến thể nâng cấp của dòng thủy phi cơ Be-6 trước đó với hàng loạt thay đổi về mặt thiết kế giúp nó có thể hoạt động tốt hơn trên biển nhất là khả năng chống ngầm.

Cuc thiet ke thuy phi co Beriev: Lau doi nhung lan dan-Hinh-4
Từ đầu những năm 1960 đến 1973, Beriev sản xuất  tổng cộng 150 chiếc Be-12 với nhiều biến thể khác nhau chủ yếu là biến thể chống ngầm và tuần tra biển. Hiện nay Hải quân Nga vẫn còn vận hành số lượng hạn chế những chiếc Be-12 trong biên chế.

Cuc thiet ke thuy phi co Beriev: Lau doi nhung lan dan-Hinh-5
Be-12 có hình dáng khá đặc biệt gần như tương đồng với loài chim hải âu vốn sống ở các vùng ven biển, đây cũng là một trong những thiết kế đặc biệt của Georgy Beriev. Một chiếc Be-12 có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 36 tấn và nó được trang bị hai động cơ cánh quạt Ivchenko Progress AI-20D có công suất lên đến 5.180 mã lực mỗi chiếc với tầm hoạt động có thể đạt tới 3.300km.

Cuc thiet ke thuy phi co Beriev: Lau doi nhung lan dan-Hinh-6
Sự sụp đổ của Liên Xô đã tác động không nhỏ đến Cục thiết kế Beriev với hàng loạt đề án phát triển máy bay mới bị hủy bỏ hay tạm hoãn. Trong đó có thể kể tới đề án phát triển dòng thủy phi cơ sử dụng động cơ phản lực Beriev A-40.

Cuc thiet ke thuy phi co Beriev: Lau doi nhung lan dan-Hinh-7
Sau chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào cuối năm 1986, A-40 được kỳ vọng sẽ thay thế cho các dòng máy bay chống ngầm và tuần tra biển Be-12 và Ilyushin IL-38. Nhưng sau đó niềm hy vọng dường như bị dập tắt đối với Beriev và cả A-40 khi Liên Xô sụp đổ, chỉ có một trong hai nguyên mẫu A-40 được hoàn thiện. Nguyên mẫu thứ hai chỉ mới hoàn tất 70% quá trình lắp ráp.

Cuc thiet ke thuy phi co Beriev: Lau doi nhung lan dan-Hinh-8
Nhưng điều may mắn đối với đề án phát triển A-40 của Beriev là nó không bị hủy bỏ hoàn toàn mà chỉ bị tạm hoãn, do Hải quân Nga đang có kế hoạch làm sống lại đề án phát triển thủy phi cơ phản lực này.

Cuc thiet ke thuy phi co Beriev: Lau doi nhung lan dan-Hinh-9
Hải quân Nga có ý định biến A-40 cụ thể hơn là biến thể A-42 thành một mẫu máy bay cứu hộ trên biển và chống ngầm mới nhầm thay thế phi đội Be-12 vốn chỉ còn 9 chiếc hiện tại. Dù cả Bộ Quốc phòng Nga lẫn Beriev đều đã ký các biên bản ghi nhớ cho việc mua ít nhất 4 chiếc A-42 với thời hạn bàn giao vào năm 2013 nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất cứ thông tin mới nào về hợp đồng này.

Cuc thiet ke thuy phi co Beriev: Lau doi nhung lan dan-Hinh-10
A-40 được phát triển với khả năng chống ngầm vượt trội hơn hẳn so với Be-12. Kho vũ khí mà nó mang theo có thể đánh chìm bất cứ loại tàu chiến thông thường nào của đối phương với ba ngư lôi Orlan hoặc 6 tên lửa dẫn đường Korshun và tên lửa chống hạm Kh-35. Nhưng điểm đặc biệt của A-40 vẫn là việc nó được trang bị cần tiếp nhiên liệu trên không giúp tăng đáng kể tầm hoạt động của dòng máy bay này.

Cuc thiet ke thuy phi co Beriev: Lau doi nhung lan dan-Hinh-11
Ngoài A-42, Beriev vẫn còn một dòng thủy phi cơ khác dành được sự quan tâm rất lớn từ chính phủ Nga là Be-200. Ngoài phục vụ cho các mục đích quân sự Be-200 còn có khả năng được sử dụng cho các hoạt động dân sự như tìm kiếm cứu nạn, chữa cháy và chở khách thương mại.

Cuc thiet ke thuy phi co Beriev: Lau doi nhung lan dan-Hinh-12
Cho đến nay Bộ Quốc phòng và Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã đưa vào biên chế ít nhất 9 chiếc Be-200 với nhiều biến thể khác nhau, tuy nhiên các biến thể này hoàn toàn không được vũ trang và chỉ phục vụ cho các mục đích thông thường.

Cuc thiet ke thuy phi co Beriev: Lau doi nhung lan dan-Hinh-13
Có thể nói, Be-200 có thể là dòng máy bay thủy phi cơ thành công tiếp theo của Beriev sau Be-12 khi nó bắt đầu được đưa vào sử dụng rộng rãi nhất là khi hiệu quả của dòng máy bay này được chứng minh tại Bồ Đào Nha và Hy Lạp vào 2007.

Cuc thiet ke thuy phi co Beriev: Lau doi nhung lan dan-Hinh-14
Be-200 có trọng lượng cất cánh tối đa là 37,9 tấn khi cất cánh trên mặt nước và 41 tấn khi trên đất liền. Dù là một mẫu thủy phi cơ khá lớn nhưng nó có phi hành đoàn gồm hai người nhờ được tích hợp hàng loạt trang thiết bị hàng không tiên tiên. Be-200 được trang bị hai động cơ phản lực Progress D-436TP có công suất 16.534 lbf mỗi chiếc với vận tốc tối đa lên tới 700km/h và có tầm hoạt động 2.100km.

Trà Khánh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận