Mất tiền tỷ, Trung Quốc vẫn chưa hết “khát” động cơ Nga

Mất tiền tỷ, Trung Quốc vẫn chưa hết “khát” động cơ Nga

Khá mỉa mai là dù Trung Quốc chế tạo được máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 nhưng họ lại không thể chế tạo được động cơ phản lực dành cho chúng.

Mat tien ty, Trung Quoc van chua het “khat” dong co Nga
Và một trong những loại động cơ phản lực mà Trung Quốc đang thèm khát nhất hiện nay chính là biến thể hiện đại hóa AL-41F1S của dòng động cơ phản lực turbofan Saturn AL-31 vốn dành cho dòng tiêm kích Sukhoi Su-27/30 do Nga chế tạo. Nguồn ảnh: Sina.

Mat tien ty, Trung Quoc van chua het “khat” dong co Nga-Hinh-2
Theo đó Trung Quốc muốn sử dụng AL-41F1S như một "trái tim" mới dành cho những chiếc J-20 của nước này thay vì sử dụng mẫu động cơ nội địa WS-10G và  AL-31FN-M1 như hiện tại. Nguồn ảnh: Sina.
Mat tien ty, Trung Quoc van chua het “khat” dong co Nga-Hinh-3
  Tuổi thọ trung bình của động cơ AL-41F1S vào khoảng 4.000 giờ hoạt động liên tục. So với mẫu động cơ tiền nhiệm AL-31F, sức đẩy của AL-41F1S cao hơn (86 kN so với 75 kN) và có tuổi thọ hoạt động lớn hơn nhiều lần khi thiết kế ban đầu của AL-31F chỉ cho phép nó hoạt động 3000 giờ. Nguồn ảnh:Wiki.

Mat tien ty, Trung Quoc van chua het “khat” dong co Nga-Hinh-4
 Điều đó đồng nghĩa với việc, những chiến đấu cơ được trang bị động cơ AL-41F1S như Su-35 sẽ có tốc độ, khả năng tăng tốc, độ ổn định và độ bền cao hơn nhiều so với các máy bay sử dụng động cơ loại AL-31F như Su-27, Su-30 và cả các dòng máy bay J-11/15/16 được Trung Quốc chế tạo trên cơ sở tham khảo Su-27/30. Nguồn ảnh: Wiki.

Mat tien ty, Trung Quoc van chua het “khat” dong co Nga-Hinh-5
 Hiện tại, hai dòng chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Trung Quốc là Su-30MKK và J-16 đều sử dụng các động cơ AL-31F hoặc các biến thể của nó. Tuy nhiên, Trung Quốc lại không có đủ số AL-31F cần thiết cho tất cả các máy bay của mình, mặt khác mẫu động cơ này cung đang dần trở nên lỗi thời. Nguồn ảnh: vesti.ru.

Mat tien ty, Trung Quoc van chua het “khat” dong co Nga-Hinh-6
  Để thay thay thế và giảm bớt sự phụ thuộc vào AL-31F, Trung Quốc phát triển mẫu động cơ nội địa WS-10 từ mẫu động cơ phản lực CFM56 (có nguồn gốc từ Mỹ) với kỳ vọng giải quyết được vấn đề thiếu hụt động cơ trang bị trên các dòng chiến đấu cơ của nước này. Nguồn ảnh: hinews.
Mat tien ty, Trung Quoc van chua het “khat” dong co Nga-Hinh-7
Khi sở hữu WS-10 Trung Quốc tham vọng hiệu suất của dòng động cơ này sẽ tương đương AL-31F hoặc không quá thua kém, nhưng kết quả lại không như những gì họ mong muốn. Không chỉ thua kém về hiệu suất hoạt động, WS-10 thậm chí còn không đáng tin cậy. Bản thân dòng động cơ này kể từ khi xuất hiện vào đầu năm 1990 cũng đã trải qua rất nhiều lần sửa đổi. Nguồn ảnh: ifeng.com.

Mat tien ty, Trung Quoc van chua het “khat” dong co Nga-Hinh-8
 Dù vậy Trung Quốc vẫn không từ bỏ nỗ lực cải tiến WS-10 thay vì phát triển một mẫu động cơ mới. Bằng việc sử dụng thiết kế cánh quạt mới, thay đổi vật liệu chế tạo, thiết kế lại bộ phận hút khí để tạo ra một khối động cơ cải tiến có công suất lớn hơn 12% cũng như hoạt động bền bỉ hơn so với WS-10 hiện tại. Nguồn ảnh: Sina.

Mat tien ty, Trung Quoc van chua het “khat” dong co Nga-Hinh-9
 Nếu nỗ lực này của Trung Quốc là có thật và thành công thì rất có thể loại động cơ WS-10 phiên bản nâng cấp của Trung Quốc sẽ có hiệu suất hoạt động vượt mặt AL-31F hoặc tiến tới gần bằng với những động cơ AL-41F1S do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.

Mat tien ty, Trung Quoc van chua het “khat” dong co Nga-Hinh-10
Nói là vậy nhưng cuối cùng Trung Quốc cũng phải cắn răng chi ra hơn 2 tỷ USD để mua nguyên một lô hơn 20 chiến đấu cơ Su-35 (do Nga không chịu bán lẻ). Với mục tiêu nắm được một phần công nghệ chế tạo động cơ AL-41F1S như cách họ đã từng làm khi nhái động cơ AL-31F trong quá khứ. Nguồn ảnh: Sina.

Mat tien ty, Trung Quoc van chua het “khat” dong co Nga-Hinh-11
Điều quan trọng nhất đối với Trung Quốc lúc này chính là thời gian, khi mà nước này đang hơn bao giờ hết cần tới những khối động cơ mạnh mẽ như AL-41F1S để trang bị lên những chiến đấu cơ J-20 thế hệ năm mới nhất của nước này. Nguồn ảnh: Sina.

Mat tien ty, Trung Quoc van chua het “khat” dong co Nga-Hinh-12
Còn hiện tại, mẫu động cơ tốt nhất trên J-20 của Trung Quốc vẫn là AL-31FN-M1, mặc dù khỏe hơn AL-31F nhưng không thể sánh được với AL-41F-1S. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tác chiến và cơ động trên không của J-20. Đây chính là lý do lớn nhất khiến Trung Quốc phải cắn răng mua cả lô Su-35 với cái giá trên trời. Nguồn ảnh: Sina.

Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận