Mục kích siêu tăng Đức bơi lội với phụ kiện cực độc

Mục kích siêu tăng Đức bơi lội với phụ kiện cực độc

Với phụ kiện ống thở độc đáo này, những chiếc xe tăng Leopard 2 có thể lội nước sâu tới 4 mét.

Muc kich sieu tang Duc boi loi voi phu kien cuc doc
 Phụ kiện lội nước cực kỳ độc đáo của những chiếc xe tăng Leopard 2 thực chất là một bộ phận ống thở có tên gọi tiếng anh là Turret Snorkel. Loại ống thông hơi này được thiết kế đặc biệt với đường kính lớn hơn đôi chút so với cửa nắm của chỉ huy xe tăng, có thể gắn kín mít vào chiếc cửa nắp này, đảm bảo nước không bị lọt khi xe tăng đang di chuyển. Nguồn ảnh: Tanks.
Muc kich sieu tang Duc boi loi voi phu kien cuc doc-Hinh-2
 Với loại phụ kiện này, các xa trưởng có thể ngồi "chễm chệ" trên độ cao từ 3 tới 4 mét so với mặt đất, có tầm nhìn rất thoáng khi xe tăng lội qua sông, suối sâu. Nguồn ảnh: Tanks.
Muc kich sieu tang Duc boi loi voi phu kien cuc doc-Hinh-3
 Không khí được đưa từ ống này vào trong xe, động cơ sẽ lấy lượng không khí này để hoạt động. Đây cũng chính là "ống thở" của cả kíp lái phía trong xe. Nguồn ảnh: Tanks.
Muc kich sieu tang Duc boi loi voi phu kien cuc doc-Hinh-4
 Với thiết bị này, các xe tăng Leopard 2A4 có thể lội nước sâu tới 4 mét mà hoàn toàn vẫn vận hành tốt, không có bất cứ trục trặc nào xảy ra do toàn bộ các xe tăng Leopard 2 của Đức đều được thiết kế kín hoàn toàn, có thể hoạt động tốt trong cả trường hợp chiến tranh sinh hóa. Nguồn ảnh: Tanks.
Muc kich sieu tang Duc boi loi voi phu kien cuc doc-Hinh-5
Với ưu điểm rẻ, dễ triển khai, không ảnh hưởng đến kết cấu hiện tại của xe tăng, các loại ống thở lội nước cho xe tăng đã được nhiều nước áp dụng suốt từ thời chiến tranh thế giới tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Tanks.
Muc kich sieu tang Duc boi loi voi phu kien cuc doc-Hinh-6
 Nhược điểm lớn nhất của loại ống lặn cho xe tăng này chính là nó quá cồng kền, cần thời gian triển khai trước khi xe xuống nước. Trong trường hợp đang rút lui cấp tốc, việc bỏ ra một vài phút để lắp đặt loại thiết bị này có thể cướp đi sinh mạng của cả kíp lái. Nguồn ảnh: Tanks.
Muc kich sieu tang Duc boi loi voi phu kien cuc doc-Hinh-7
 Cũng chính vì nhô lên quá cao so với thân xe tăng, các loại ống thở này thường sẽ làm lộ vị trí xe tăng sau khi nó vừa "qua sông" xong. Việc mang theo chiếc ống thở này vào trận là điều cực kỳ liều lĩnh vì nó sẽ làm lộ vị trí chiếc xe tăng chỉ trong phút chốc. Tuy nhiên, không phải lúc nào kíp lái cũng có thời gian tháo bỏ thiết bị này sau khi đã sang sông an toàn. Nguồn ảnh: Tanks.
Muc kich sieu tang Duc boi loi voi phu kien cuc doc-Hinh-8
 Với những nhược điểm quá lớn như vậy, thường ống lặn cho xe tăng chỉ được sử dụng khi không còn cách nào khác để đưa xe sang sông và tuyệt đối chỉ được sử dụng với những tốp xe tăng nhỏ lẻ bao gồm 1 tới 3 chiếc phải bố trí trận địa phòng thủ hai bên bờ sông thật chu đáo để kíp lái có thời gian triển khai lắp-tháo thiết bị này. Nguồn ảnh: Tanks.
Muc kich sieu tang Duc boi loi voi phu kien cuc doc-Hinh-9
 Trong hầu hết các trường hợp khác, sử dụng tàu há mồm để sang sông hoặc sử dụng cầu phao vẫn luôn là những cách chủ động an toàn và hiệu quả hơn cả. Thông thường các đoán xe tăng cũng luôn được tính toán phương án sang sông từ trước khi cuộc hành quân diễn ra và "vạn bất đắc dĩ" lắm loại thiết bị này mới được mang ra sử dụng. Nguồn ảnh: Tanks.
Muc kich sieu tang Duc boi loi voi phu kien cuc doc-Hinh-10
 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các một vài loại xe tăng như T-55, T-72 và T-90 cũng được trang bị hệ thống ống thở lội nước giống như thế này. Tuy nhiên loại ống của Liên Xô chỉ có đường kính khoảng 15 cm và chỉ có tác dụng lấy không khí cho động cơ, không có tác dụng làm "cửa thoát hiểm" và làm tháp canh cho xa trưởng như các loại ống của NATO. Nguồn ảnh: Army.
Muc kich sieu tang Duc boi loi voi phu kien cuc doc-Hinh-11
 Trong trường hợp xe tăng gặp sự cố, bị tràn nước, chiếc ống này cũng sẽ là cửa thoát hiểm an toàn cho toàn bộ kíp lái vì thường khi xe tăng chìm, các cửa trên xe sẽ không thể mở được do bị áp lực nước đè nặng lên. Nguồn ảnh: Tanker.

Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận