Type 99: Cơn ác mộng của TQLC Mỹ trong CTTG 2

Type 99: Cơn ác mộng của TQLC Mỹ trong CTTG 2

Mặc dù là một khẩu súng trường lên đạn từng viên nhưng Type 99 lại khiến Thủy quân Lục chiến Mỹ phải khiếp sợ vì một lý do khác.

Type 99: Con ac mong cua TQLC My trong CTTG 2
 Một trong những khẩu súng trường thành công nhất của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, chính là súng trường Type 99 nỗi khiếp sợ kinh hoàng nhất của quân đội Mỹ trên Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Flickr.

Type 99: Con ac mong cua TQLC My trong CTTG 2-Hinh-2
 Nối tiếp thành công của khẩu Type 38, khẩu Type 99 ra đời và sử dụng cỡ đạn 7,7x58mm. Đây là cỡ đạn có sức công phá cực lớn và có thể loại mục tiêu khỏi vòng chiến chỉ với một phát bắn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Type 99: Con ac mong cua TQLC My trong CTTG 2-Hinh-3
Tuy nhiên, sức mạnh hỏa lực của khẩu Type 99 lại không phải là thứ khiến lính Mỹ sợ hãi nhất, mà chính là cách người Nhật sử dụng Type 99 khi cận chiến với lối đánh một đổi một của họ trên khắp các chiến trường ở Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Atlantic.

Type 99: Con ac mong cua TQLC My trong CTTG 2-Hinh-4
 Khẩu súng trường này có chiều dài tổng thể lên tới 1258 mm, nghĩa là hơn 1 mét 2, khi nó được gắn thêm lưỡi lê, chiều dài tổng thể của nó đạt tới khoảng 1,4 cho tới 1,5 mét. Với kích thước trên lính Nhật có thể sử dụng Type 99 như một ngọn giáo khi cận chiến với lính Mỹ. Nguồn ảnh: Dailymail.

Type 99: Con ac mong cua TQLC My trong CTTG 2-Hinh-5
 Trong thời gian từ năm 1941 tới năm 1945, đã có tổng cộng 2,5 triệu khẩu súng trường Type 99 được Nhật sản xuất và đây trở thành khẩu súng trường phổ biến thứ hai của Nhật trong suốt thời gian chiến tranh diễn ra. Nguồn ảnh: Trend.

Type 99: Con ac mong cua TQLC My trong CTTG 2-Hinh-6
 Giống nhiều mẫu súng trường cùng thời Type 99 có thiết kế với kép đạn 5 viên, xạ thủ mở khóa nòng nạp đạn từng viên hoặc nạp đạn bằng kép với năm viên một lúc. Súng có trọng lượng vào khoảng 3,8 kg khi không có đạn. Nguồn ảnh: Getty.

Type 99: Con ac mong cua TQLC My trong CTTG 2-Hinh-7
 Gia tốc đầu nòng của Type 99 lên tới 730 mét trên giây, cho phép nó bắn với tầm bắn tối đa lên tới 4 km và có tầm bắn hiệu quả khoảng 1,7 km. Khẩu Type 99 bắn tốt đến nỗi một phiên bản bắn tỉa của nó đã được ra đời với duy nhất một cải tiến đó là gắn thêm cái nòng ngắm. Nguồn ảnh: Qoura.

Type 99: Con ac mong cua TQLC My trong CTTG 2-Hinh-8
Thực tế, Type 99 được đánh giá là kém hơn nhiều so với khẩu Mauser 98K của Đức dù có chung một thiết kế. Type 99 có tốc độ bắn chậm hơn, yếu hơn và khó bảo trì. Mặc dù vậy, khả năng bắn chính xác của Type 99 là điều không cần phải bàn cãi. Nguồn ảnh: Pinterest.

Type 99: Con ac mong cua TQLC My trong CTTG 2-Hinh-9
Khẩu súng Type 99 của Nhật thậm chí còn xuất hiện ở Việt Nam và được lực lượng Việt Minh sử dụng sau khi thu được của lực lượng Nhật đồn trú tại Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.

Type 99: Con ac mong cua TQLC My trong CTTG 2-Hinh-10
 Học sinh Nhật Bản tham quan trong một buổi thực tế. Nguồn ảnh: Home.

Type 99: Con ac mong cua TQLC My trong CTTG 2-Hinh-11
 Thước ngắm của Type 99 khi được dựng lên, trên thước có các vạch cho phép xạ thủ bắn tới tầm xa tối đa lên đến 1500 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.

Type 99: Con ac mong cua TQLC My trong CTTG 2-Hinh-12
 Khi không cần sử dụng, thước ngắm của Type 99 sẽ được hạ xuống gọn gàng. Nguồn ảnh: Wiki.

Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận