Vì sao tên lửa Minuteman III Mỹ khó đánh chặn "khủng khiếp"?

Vì sao tên lửa Minuteman III Mỹ khó đánh chặn "khủng khiếp"?

Tên lửa đạn đạo Minuteman III đang là vũ khí nòng cốt của lực lượng vũ khí hạt nhân Mỹ, được mệnh danh là tên lửa không thể đánh chặn.

Vì sao tên lửa Minuteman III Mỹ khó đánh chặn khủng khiếp?
Cho đến thời điểm hiện tại, Minuteman III vẫn là tên lửa đạn đạo có tốc độ kinh hoàng nhất hiện nay khi bay với vận tốc 7km/s . Đây là loại tên lửa đạn đạo hạt nhân có tốc độ bay lớn nhất hiện nay vượt qua đối thủ của nó là RS-24 Yars (tốc độ Mach 20) của Nga, với vận tốc này việc đánh chặn nó dường như là vô nghĩa. Nguồn ảnh: Wiki 

Vì sao tên lửa Minuteman III Mỹ khó đánh chặn khủng khiếp?
Tên lửa đạn đạo Minuteman III là niềm tự hào của nền công nghiệp quốc phòng Mỹ. Nó là thành viên thứ ba của gia đình tên lửa đạn đạo Minuteman do tập đoàn Boeing phát triển cho lực lượng tên lửa chiến lược Mỹ. Nguồn ảnh: Boeing 

Vì sao tên lửa Minuteman III Mỹ khó đánh chặn khủng khiếp?
Những tên lửa LGM-30G Minuteman III được phát triển từ những năm cuối thập niên 1960 và chính thức trang bị vào đầu thập niên 1970. Nguồn ảnh: Wiki 

Vì sao tên lửa Minuteman III Mỹ khó đánh chặn khủng khiếp?
 LGM-30G Minuteman III là thành quả của hơn 40 năm nghiên cứu và phát triển lực lượng tên lửa đạn đạo của quân đội Mỹ. Ban đầu tên lửa được trang bị đầu đạn hạt nhân W62 có sức công phá 170kiloton thay vì trước đó là đầu đạn W56 với sức công phá 1,2 megaton. Nguồn ảnh: Boeing

Vì sao tên lửa Minuteman III Mỹ khó đánh chặn khủng khiếp?
 Loại tên lửa này bao gồm 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn; mỗi tầng tương ứng với một  loại động cơ đẩy, chỉ sử dụng trong một giai đoạn bay, sau đó sẽ tách ra và rơi xuống. Giai đoạn 1 sử dụng động cơ Thiokol TU-122 (M-55); giai đoạn 2 là động cơ Aerojet-General SR-19-AJ-1, còn giai đoạn 3 sử dụng Aerojet/Thiokol SR73-AJ/TC-1 làm động cơ đẩy. Nguồn ảnh: Wiki

Vì sao tên lửa Minuteman III Mỹ khó đánh chặn khủng khiếp?
 Đã có tới 450 tên lửa Minuteman đang phục vụ dưới sự chỉ huy của Bộ Tư Lệnh tấn công toàn cầu của Không quân Mỹ, và còn khoảng từ 50 đến 75 tên lửa đang được dự trữ. Nguồn ảnh: Militarytoday

Vì sao tên lửa Minuteman III Mỹ khó đánh chặn khủng khiếp?
Loại tên lửa này áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân loại W62, W78, W87 với lượng nổ tối đa của mỗi đầu đạn hạt nhân có thể từ 170 kiloton tới 500 kiloton (tương đương 175.000 tấn TNT), sai số mục tiêu 120m. Đây cũng là loại tên lửa đạn đạo hạt nhân có độ sai số mục tiêu nhỏ nhất hiện nay trên thế giới. Nguồn ảnh: usr

Vì sao tên lửa Minuteman III Mỹ khó đánh chặn khủng khiếp?
 Với trọng lượng 34,4 tấn, đường kính 1,85m, chiều dài 18,2m, tên lửa khổng lồ này có thể bay quãng đường lên tới 13.000km. Nguồn ảnh: Wiki

Vì sao tên lửa Minuteman III Mỹ khó đánh chặn khủng khiếp?
Điểm khác biệt của Minuteman-3 so với 2 phiên bản trước là ngoài phương thức phóng từ giếng phóng nó còn được phóng từ xe chở, nâng cao tính cơ động của tên lửa. Nguồn ảnh: Wiki 

Vì sao tên lửa Minuteman III Mỹ khó đánh chặn khủng khiếp?
 Tên lửa LGM-30G Minuteman III có ba tầng, sử dụng nhiên liểu rắn, mỗi tên lửa có thể mang ba đầu đạn hạt nhân độc lập, đây là điểm nổi trội so với các tên lửa tiền nhiệm chi có thể mang một đầu đạn lớn. Nguồn ảnh: Wiki

Vì sao tên lửa Minuteman III Mỹ khó đánh chặn khủng khiếp?
 Những đầu đạn hạt nhân này thường là W78, hoặc W87 có sức mạnh hủy diệt từ 300-500KT thay thế cho các đầu đạn W62 ban đầu. Như thế một tên lửa duy nhất có khả năng tấn công đồng thời cả ba mục tiêu một lúc.  Nguồn ảnh: Wiki
Vì sao tên lửa Minuteman III Mỹ khó đánh chặn khủng khiếp?
 Cơ chế phóng của tên lửa gồm: 1: Khởi đầu giai đoạn 1, điểm hỏa động cơ thứ nhất đẩy tên lửa được ra khỏi giếng (A); 2: Khoảng 60 giây sau, khai hỏa động cơ thứ 2, tầng thứ nhất tách ra, rơi xuống, kết thúc giai đoạn 1, chuyển sang giai đoạn 2 (B); 3: Khoảng 120 giây sau, động cơ thứ 3 (C) được khai hỏa và tầng thứ 2 tách ra, rơi xuống, bắt đầu giai đoạn 3; 4: Khoảng 180 giây sau, tầng thứ 3 tách ra, bóc vỏ và lớp chụp đầu đạn (D) để lộ đầu đạn; 5: Phần đế gắn đầu đạn sẽ chuẩn bị được tách ra; 6: Đế gắn đầu đạn tách ra, đầu đạn tự bay theo quán tính (E); 7&8: Trong 2 giai đoạn này, bộ vi xử lý của đầu đạn sẽ tự dẫn, nó sẽ lấy độ cao rồi tự phân hướng và phóng liên tiếp xuống mục tiêu. Nguồn ảnh: Wiki


Vì sao tên lửa Minuteman III Mỹ khó đánh chặn khủng khiếp?
 So với các tên lửa cùng loại, LGM-30G Minuteman III có ưu thế khởi động tác chiến nhanh, độ tin cậy cao, cơ chế dẫn đường chính xác.  Nguồn ảnh: Wiki

Việt Hùng

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận