Apple sắp phải điều trần trước Quốc hội Mỹ về lỗ hổng FaceTime?

Apple sắp phải điều trần trước Quốc hội Mỹ về lỗ hổng FaceTime?

Như Thế giới Vi tính đã đưa, lỗ hổng bảo mật trong ứng dụng FaceTime của Apple cho phép người dùng nghe lén âm thanh của một người mà họ đang gọi ngay cả khi người đó chưa trả lời cuộc gọi. Theo các nghị sỹ Mỹ, vụ việc càng đặc biệt trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm khi các vụ nghe lén này diễn ra trong các nhóm chính trị. Bởi thế, vào ngày 5/2 vừa qua, hai nghị sỹ chủ chốt của Đảng Dân chủ Mỹ đã yêu cầu Giám đốc điều hành của Apple - ông Tim Cook, phải trả lời câu hỏi về lỗ hổng bảo mật trong phần mềm trò chuyện video nhóm (ứng dụng FaceTime) của hãng. 
Apple sắp phải điều trần trước Quốc hội Mỹ về lỗ hổng FaceTime?
Mặc dù Apple đã vô hiệu hóa tính năng trò chuyện nhóm FaceTime tuần trước để khắc phục sự cố, nhưng vụ việc đang khiến CEO Apple có thể phải điều trần trước Quốc hội Mỹ.
Cụ thể là trong một lá thư gửi Apple mới đây, ông Frank Pallone - chủ tịch Ủy ban Năng lượng và Thương mại của Hạ viện Mỹ và nghị sỹ Jan Schakowsky, phụ trách tiểu ban giám sát các vấn đề người tiêu dùng đã cho rằng, họ vô cùng quan ngại trước về việc Apple mất quá nhiều thời gian để giải quyết lỗ hổng bảo mật. Và hai nghị sỹ này muốn biết khi nào Apple mới biết rõ về lỗ hổng này, cũng như biết được mức độ mà lỗ hổng này có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người tiêu dùng và một số lỗi khác (nếu có) chưa được hãng tiết lộ, đang tồn tại và chưa được xử lý.
 
Vụ việc này bắt đầu bị vỡ lở hồi cuối tháng 1/2019, sau khi một thiếu niên và mẹ của cậu bé đã mất nhiều ngày để cảnh báo nhà sản xuất iPhone về lỗi này. Sau đó, vào ngày 1/2, Apple cho biết họ đã khắc phục tạm sự cố với FaceTime nhóm bằng cách vô hiệu hóa tính năng trò chuyện nhóm FaceTime, đồng thời hãng cũng cho biết, họ đã lên kế hoạch cải thiện cách xử lý các báo cáo về lỗi phần mềm.
 
Trước đó, vào ngày 9/4 năm ngoái, CEO Facebook Mark Zuckerberg đã phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về bê bối dữ liệu. Cuộc điều trần đã kéo dài tới 2 ngày về vụ bê bối làm lộ dữ liệu của 87 triệu người dùng với công ty tư vấn chính trị Cambridge Analytica, gây rúng động toàn cầu. Theo các nghị sỹ Mỹ, nếu ông Zuckerberg không có những câu trả lời thỏa đáng, Quốc hội Mỹ có thể đưa ra luật mới nhằm siết quản lý Facebook,...
 
Tại đây, ông Mark Zuckerberg đã đưa ra lời xin lỗi về vụ bê bối: "Chúng tôi đã không có cái nhìn đủ rộng về trách nhiệm của mình, và đó là một sai lầm lớn. Đó là lỗi của tôi, và tôi xin lỗi". 
Apple sắp phải điều trần trước Quốc hội Mỹ về lỗ hổng FaceTime?

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận