Cần có chính sách quản lý rủi ro đến từ quảng cáo độc hại trên các trang web lậu

Cần có chính sách quản lý rủi ro đến từ quảng cáo độc hại trên các trang web lậu

Theo Hiệp hội Điện ảnh Hoa kỳ tại Việt Nam các trang web vi phạm bản quyền có số lượt truy cập cao hơn hẳn so với các trang OTT chính thống. Ví dụ, bình quân hàng tháng có khoảng 2 triệu lượt người xem trên 3 trang OTT có bản quyền là NetFlix, VTVcab, MyK+now. Trong khi đó có tới 105 triệu lượt người xem mỗi tháng trên các trang web lậu. Chỉ riêng 3 trang có lượt truy cập cao nhất là Phimmoi có hơn 40 triệu lượt, BiluTV có tới hơn 26 triệu lượt, Phim bất hủ có hơn 21 triệu lượt xem mỗi tháng. Với số lượt xem nhiều như vậy thì doanh thu quảng cáo của các trang phim lậu này rất lớn.

Các nội dung bị các trang web lậu vi phạm bản quyền ở Việt Nam không chỉ với phim Hollywood mà cả với phim của các hãng lớn trên thế giới như TVB của Hồng Kông, Trung Quốc, Ấn Độ và các hãng phim, các chương trình truyền hình của Việt Nam.

Theo MPA, rất nhiều quảng cáo của các nhãn hàng nổi tiếng đã xuất hiện không đúng chỗ trên các trang web lậu. Cụ thể quảng cáo chính thống xuất hiện chiếm 28,9% trang web vi phạm lớn, 17,4% trang web tầm trung, 13,1% trang web nhỏ. Quảng cáo không đúng chỗ làm ảnh hưởng lớn tới danh tiếng của các nhãn hàng trong mắt người tiêu dùng và khiến người dùng nhầm lẫn trong sản phẩm mà họ chọn mua. Quảng cáo hiển thị hình ảnh của Việt Nam có tỷ lệ nguy cơ mang lại rủi ro cho các nhãn hàng cao nhất, trong khi phần lớn các quảng cáo xuất hiện ở các trang web vi phạm lại là quảng cáo của các nhãn hàng chính thống.

Quảng cáo chính thống còn xuất hiện ngay cạnh các quảng cáo không an toàn, hoặc cạnh các quảng cáo video có tỷ lệ rủi ro cao.

Những nghiên cứu gần đây của Verisite hay hãng bảo mật McFee Labs cho thấy nguy cơ mất an toàn thông tin sẽ đến với người dùng Internet khi truy cập vào các trang web lậu vì các trang này ẩn chứa nhiều mã độc nhằm chiếm đoạt thông tin người dùng với mục đích tống tiền. Hãng bảo mật McFee Labs cho hay, năm 2017 sẽ gia tăng các cuộc tấn công phần mềm độc hại, sẽ có nhiều nạn nhân hơn bị phần mềm gián điệp và truy cập điều khiển từ xa (RAT) tấn công. RAT tấn công nhắm vào mục tiêu là các thiết bị di động, đặc biệt là điện thoại thông minh. Tăng nguy cơ về phương thức sử dụng phát tán phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp, do đó việc tải các tài liệu từ nguồn không đáng tin cậy là nguy cơ lớn. Các thiết bị gia đình có kết nối Internet sẽ bị nhắm mục tiêu với mã độc được nhúng trong thiết bị. Khi phần mềm độc hại có được chỗ đứng trong mạng gia đình, nó có thể đánh hơi được tất cả các mạng truy cập và tìm kiếm tên và mật khẩu người dùng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận