Mỹ lập đơn vị bảo vệ công trình trọng yếu trước các cuộc tấn công mạng, Việt Nam thì sao?

Mỹ lập đơn vị bảo vệ công trình trọng yếu trước các cuộc tấn công mạng, Việt Nam thì sao?

Mỹ lập đơn vị bảo vệ công trình trọng yếu trước các cuộc tấn công mạng, Việt Nam thì sao?

Hiện EVN có hai hệ thống CNTT phục vụ giám sát điều khiển điện và sản xuất kinh doanh.

Thông tin từ Cục An toàn thông tin cho hay, ngày 14/02/2018, Cơ quan năng lượng Mỹ cho biết sẽ thiết lập một đơn vị mới có tên là CESER (Cybersecurity, Energy Security, and Emergency Response). CESER hỗ trợ việc bảo vệ lưới điện quốc gia và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác trước những cuộc tấn công mạng và thiên tai.

Cục An toàn thông tin cho hay, tại Hội thảo an toàn thông tin Munich 2018 diễn ra từ ngày 16/02/2018 đến ngày 18/02/2018, Siemens cùng với một số công ty đa quốc gia khác như IBM, Airbus… đã đưa ra một bản điều lệ có tên là Trust. Một trong các mục tiêu cơ bản của bản điều lệ Trust là bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng trên toàn thế giới trước các cuộc tấn công mạng.

Trước đó, đại diện CMC InfoSec cho hay, trong một cuộc chiến tranh mạng diện rộng giữa 2 nước, các mục tiêu hàng đầu sẽ là: hệ thống thông tin liên lạc (truyền hình, đài phát thanh…), hệ thống năng lượng (thủy điện, nhiệt điện…), hệ thống giao thông (hệ thống đèn giao thông, giao thông công cộng…)… Đại diện Viettel cũng cho hay, đối với một cuộc tấn công lớn tầm cỡ quy mô quốc gia, những lĩnh vực trọng yếu như viễn thông, giao thông, điện lực... có thể sẽ là tầm ngắm đầu tiên của hacker.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, tuy tại Việt Nam chưa ghi nhận các vụ việc hacker tấn công gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống mạng ngành điện lực như tại một số quốc gia trên thế giới như Israel, Ucraina, Mỹ… từ nhiều năm nay. Đối với Việt Nam, đến nay chưa có trường hợp nào hacker tấn công làm tê liệt máy tính điều khiển dẫn tới sập lưới điện như các vụ việc nêu trên tại nước ngoài, chỉ có các vụ việc tấn công ở mức độ nhẹ nhắm vào website của công ty điện lực thành viên. Ví dụ năm 2013,  website của Điện lực Đà Nẵng đã bị hacker tấn công để phát tán hàng nghìn truyện sex.

Để đối phó với các nguy cơ tấn công xâm nhập của hacker, cả hai hệ thống luôn được chú trọng đầu tư để đảm bảo giám sát vận hành điện an toàn, ngoài ra EVN còn tổ chức các nhóm chuyên trách an ninh thông tin, ban hành quy định để đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho ứng dụng CNTT, quy định chi tiết.

Trước đó, tại Tọa đàm "An toàn Thông tin và mối đe dọa tới nền kinh tế" do Câu lạc bộ Nhà báo ICT tổ chức, ông Đỗ Quý Châu, Trưởng phòng Kỹ thuật Tập đoàn Điện lực cho hay EVN có hai hệ thống CNTT phục vụ giám sát điều khiển điện và sản xuất kinh doanh.

""Nhằm đối phó với các nguy cơ tấn công xâm nhập của hacker, cả hai hệ thống luôn được chú trọng đầu tư để đảm bảo giám sát vận hành điện an toàn, ngoài ra EVN còn tổ chức các nhóm chuyên trách an ninh thông tin, ban hành quy định để đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho ứng dụng CNTT, quy định chi tiết đề án an toàn an ninh thông tin. Trong đó có một số công việc trọng tâm như tổ chức bộ máy an toàn thông tin xuyên suốt, tăng cường đào tạo phổ biến nâng cao nhận thức...”, ông Đỗ Quý Châu nói.

Cũng theo thông tin từ EVN, trong thời gian qua, vấn đề bảo mật thông tin, đảm bảo an ninh hệ thống điều khiển, tự động hóa luôn được tập đoàn chú trọng đầu tư như phối hợp với chuyên gia, công ty quốc tế như Waterfall, Beyond Security, Cyberbit (Israel), Cyberank (Mỹ)… nhằm đánh giá điểm yếu hệ thống, đào tạo nhân lực, đẩy mạnh các giải pháp bảo mật cũng như chủ động phòng chống, phát hiện và ngăn chặn tấn công hệ thống.

Mới đây, Bộ Quốc phòng đã thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng. Sau khi thành lập đơn vị này, Bộ Quốc phòng điều chuyển Đại tá Tống Viết Trung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel nhận nhiệm vụ Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận