Phát triển đô thị thông minh: Phải tự sản xuất thiết bị thông minh để đảm bảo an toàn thông tin

Phát triển đô thị thông minh: Phải tự sản xuất thiết bị thông minh để đảm bảo an toàn thông tin

Phát triển đô thị thông minh: Phải tự sản xuất thiết bị thông minh để đảm bảo an toàn thông tin

Đô thị thông minh đang được nhiều tỉnh, thành phố triển khai. Ảnh: Nguồn Internet

Phát biểu tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ ngành TT&TT năm 2017 với chủ đề “ICTnews trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam” do Bộ TT&TT tổ chức mới đây, ông Lê Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM đề nghị, sắp tới khi Internet of Things phát triển mạnh thì Việt Nam phải tính tới việc thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT để cung cấp sản phẩm điện tử, thiết bị đầu cuối cho Internet of Things.

“Các loại thiết bị như cảm biến, camera và nhiều thiết bị thông minh khác phải dùng sản phẩm của chính chúng ta sản xuất mới đảm bảo được an toàn thông tin. Nếu như chúng ta cứ dùng sản phẩm nhập khẩu tràn lan như hiện nay thì rất khó có thể xây dựng được mô hình đô thị thông minh an toàn hiện đại”, ông Cường phát biểu.

Ông Lê Quốc Cường cho biết, TPHCM đã và đang tổ chức xây dựng Đề án xây dựng TP.HCM trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2017 – 2025, tầm nhìn đến 2030” . Nội dung Đề án sẽ xác định khung kiến trúc ICT cho đô thị thông minh với các tiêu chuẩn theo hướng kiến tạo hệ sinh thái mở, trong đó tập trung vào nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện 7 chương trình đột phá giai đoạn 2016-2020 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 10 nhằm đạt được 5 mục tiêu cơ bản, bao gồm: Nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế thành phố theo hướng kinh tế trí thức. Nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn về các lĩnh vực như môi trường,, an ninh, y tế an sinh, giáo dục, văn hóa. Quản trị đô thị tốt hơn, sử dụng hiệu quả hạ tầng, tài nguyên, tiết kiệm năng lượng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đặt mục tiêu người dân là trung tâm, tham gia vào quá trình quản lý, vận hành đô thị thông minh, giám sát chính quyền. Có sự tham gia của tất cả các bên liên quan hướng tới hợp tác lâu dài, bền vững.

Các mục tiêu này phục vụ cho 3 đối tượng chính của đô thị thông minh TP.HCM. Đối với chính quyền thành phố, đô thị thông minh sẽ tập trung xây dựng chính quyền điện tử, đặt nền móng về kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu để gia tăng hiệu quả quản lý nhà nước trên các mặt và lĩnh vực hoạt động. Đối với người dân, đô thị thông minh tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và người dân, tăng cường các tiện ích phục vụ cho người dân. Đối với doanh nghiệp, đô thị thông minh sẽ kiến tạo môi trường hoạt động minh bạch, đơn giản, thuận tiện để doanh nghiệp hoạt động, thông qua đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp với các khu vực khác và thu hút đầu tư cho thành phố. Đồng thời doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn dữ liệu mở để phát huy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp nhằm xây dựng ngày càng nhiều các dịch vụ tiện ích cùng chung tay với chính quyền củng cố, phát huy và xây dựng đô thị thông minh.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận