Số lượng sản phẩm ATTT thương hiệu Việt chất lượng đã tăng gấp đôi

Số lượng sản phẩm ATTT thương hiệu Việt chất lượng đã tăng gấp đôi

Số lượng sản phẩm ATTT thương hiệu Việt chất lượng đã tăng gấp đôi

Trong quyết định 898 phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 – 2020 được ban hành cách đây 2 năm vào ngày 27/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có tối thiểu 5 sản phẩm an toàn thông tin mạng nội địa được sử dụng phổ biến.

Ngày 8/11/2017, tại Hội nghị về sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng nội địa và đánh giá tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại tại Việt Nam do Ban Điều hành 898 tổ chức, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho hay, một số người cho rằng chúng ta có tâm lý sính ngoại, thích mua các sản phẩm nước ngoài. Đó cũng là thực tiễn bởi các sản phẩm, dịch vụ nước ngoài tốt, kiểm chứng hơn, trong khi các sản phẩm, dịch vụ ATTT trong nước ít về số lượng và chất lượng còn hạn chế. "Tuy nhiên, nếu chúng ta không có biện pháp để khuyến khích, thúc đẩy thì không bao giờ có được các sản phẩm, dịch vụ được người dùng tin tưởng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để chúng ta có chính sách hữu hiệu khuyến khích thúc đẩy, tạo dựng được hệ sinh thái mà trong đó các doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập các sản phẩm, dịch vụ ATTT”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tại tọa đàm “Đảm bảo an toàn thông tin trong doanh nghiệp thời chuyển đổi số: Chính sách và giải pháp” được ICTnews tổ chức ngày 7/11/2018, ông Vũ Quốc Khánh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam – VNISA, cho biết hiện tại các sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt phổ biến có thể kể ra sản phẩm chống mã độc của Bkav, CMC và có những cái tên có tiềm năng như của Viettel, Việt Kiến Tạo…

Ngoài ra, chúng ta có rất nhiều sản phẩm nội địa khác về ATTT như giám sát an toàn mạng, tường lửa và thiết bị IDS/IPS. Chúng ta cũng có nhiều dịch vụ nội được sử dụng khá rộng rãi như dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho hệ thống, chẳng hạn Pentest, giám sát tư vấn đào tạo ATTT… Dù vậy, các sản phẩm ngoại nhập vẫn áp đảo, một phần do tâm lý của người dùng, một phần do thiếu thông tin tiếp thị và từ đó thị trường nhỏ dẫn đến giá thành sản phẩm nội địa không rẻ.

Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) là tổ chức xã hội nghề nghiệp của của doanh nghiệp và tổ chức ATTT tại Việt Nam. VNISA luôn nỗ lực để quảng bá và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm an toàn thông tin nội địa. Năm nay, Hiệp hội đã tổ chức bình chọn các sản phẩm ATTT Việt Nam chất lượng cao và các dịch vụ ATTT tiêu biểu lần thứ ba. Đây là hoạt động hàng năm trong khuôn khổ sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam và là kết quả theo dõi đánh giá của các chuyên gia ATTT trong nước nhằm tôn vinh các sản phẩm dịch vụ ATTT nội địa và giới thiệu với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước. So với hai lần bình chọn trước, lần này số lượng sản phẩm, dịch vụ đã tăng gấp đôi và hi vọng sẽ đóng góp vào việc thực hiện định hướng của quyết định 898 của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định 898 ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính đã đưa ra 4 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, một nhiệm vụ quan trọng là phát triển tối thiểu 5 sản phẩm ATTT thương hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến tại thị trường trong nước; doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò chủ đạo tại thị trường dịch vụ ATTT trong nước.

Triển khai nhiệm vụ này, Bộ TT&TT đã giao Bộ TT&TT xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm, dịch vụ ATTT nội địa. Đề án này cùng với “Đề án nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại, cải thiện mức độ tin cậy của quốc gia tỏng hoạt động giao dịch điện tử theo hướng xã hội hóa” hiện đã được Bộ TT&TT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận