Vụ Cambridge Analytica: Đến lượt Twitter "dính vào"

Vụ Cambridge Analytica: Đến lượt Twitter "dính vào"

Không chỉ có mạng xã hội Facebook bị người dùng và giới chức các nước lên án trong việc thu thập  dữ liệu cá nhân, những chỉ trích nhằm vào Twitter cũng tăng lên đáng kể sau sự cố tin tức giả mạo, có liên quan đến công ty Cambridge Analytica trong năm 2016. Riêng Quý 1/2018, công ty này đã xóa 142.000 ứng dụng kết nối API Twitter, liên quan tới 13 triệu dòng tweet có nội dung độc hại, theo Bloomberg.
 
Trong vụ bê bối Cambridge Analytica, Facebook không phải là mạng xã hội duy nhất bị ảnh hưởng. Theo Bloomberg, Twitter đã chính thức xác nhận bán quyền truy cập dữ liệu cho công ty Global Science Research của giáo sư Aleksandr Kogan. Ứng dụng “thisisdigitallife” do ông Kogan phát triển đã thu thập trái phép thông tin của hàng triệu người dùng Facebook.
Vụ Cambridge Analytica: Đến lượt Twitter dính vào
Đến lượt Twitter "dính vào" vụ Cambridge Analytica.
Cũng theo Bloomberg, công ty GRS đã trả tiền cho 1 ngày truy cập dữ liệu, nhưng Twitter “không phát hiện bất kỳ quyền truy cập” thông tin cá nhân vào năm 2015. “Trong năm 2015, GSR đã có quyền truy cập API một mẫu ngẫu nhiên những dòng tweet công khai trong vòng 5 tháng, từ tháng 12/2014 tới tháng 4/2015”. Nhưng Twitter khẳng định: “Dựa trên các báo cáo gần đây, chúng tôi đã tiến hành đánh giá nội bộ và không phát hiện bất kỳ quyền truy cập dữ liệu cá nhân của người dùng Twitter”.
 
Twitter giải thích rằng một số đối tác của công ty có thể mua quyền truy cập dữ liệu để phân tích các sự kiện hay phản hồi về dịch vụ khách hàng qua giao diện lập trình (API). Công ty khẳng định không bán những dữ liệu nhạy cảm như tin nhắn hay thu thập trái phép thông tin về vị trí. Tuy nhiên, nhờ việc cấp phép (bán quyền) truy cập dữ liệu mà doanh thu của Twitter đã tăng khoảng 20%, tương đương 90 triệu USD trong Q1/2018.
 
Twitter cho biết hiện đã chặn quảng cáo của Cambrigde Analytica và các tổ chức liên quan nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
 
Hồi đầu tháng 4, CEO Facebook Mark Zuckerberg đã công bố trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ rằng, có khoảng 270.000 người đã tải xuống ứng dụng khảo sát tính cách “thisisdigitallife” của giáo sư Aleksandr Kogan. Sau đó, các thông tin của họ (và bạn bè của họ) được ứng dụng này thu thập và chuyển tới Cambridge Analytica phân tích, xây dựng hồ sơ cử tri sử dụng trong nhiều cuộc bầu cử. Trong phiên điều trần, các nhà chức trách cũng yêu cầu CEO Google Sundar Pichai và CEO Twitter Jack Dorsey ra điều trần như ông Mark Zuckerberg. 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận