1. Vị tướng nào là tác giả của "Hịch tướng sĩ", tham gia vào cả ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông?
- A
Trần Quốc Toản
- B
Trần Quốc Tuấn
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị tướng kiệt xuất của triều Trần. Ông tham gia cả ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
Ở cuộc kháng chiến lần thứ nhất (năm 1258), Trần Quốc Tuấn tham gia với vai trò tiết chế quân thuỷ bộ giữ biên giới. Đến lần thứ hai, ông được tiến phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội toàn quốc.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trước thế giặc mạnh như chẻ tre, vua Trần Thánh Tông từng vờ bảo ông rằng: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi". Ông trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng". Ngay trước cuộc kháng chiến này, Trần Quốc Tuấn viết "Hịch tướng sĩ" để khích lệ tinh thần chiến sĩ.
Bài Hịch mở đầu bằng những ví dụ về các bậc anh hùng lấy thân mình chết thay cho vua, chỉ ra tội ác của quân Nguyên Mông, đồng thời chia sẻ nỗi căm thù giặc đến "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa, ruột đau như cắt..." của ông.
Bài Hịch cũng phê phán nghiêm khắc thói ăn chơi hưởng lạc, thái độ bàng quan của một số tướng sĩ; chỉ ra điều chính nghĩa, lẽ thiệt hơn cho binh sĩ khi mất nước. Kêu gọi được tinh thần quyết tâm chống giặc ngoại xâm cùng nhiều sự chuẩn bị kỹ càng khác, khi cuộc kháng chiến chính thức nổ ra năm 1285, Trần Quốc Tuấn chỉ huy, trực tiếp đánh tan quân giặc.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Hưng Đạo Vương lại giao chiến với Thoát Hoan và Lý Hằng ở Vạn Kiếp, đánh bại được, giặc chết rất nhiều". Thái tử đồng thời là tướng nhà Nguyên - Thoát Hoan, trong trận này, phải chui vào ống đồng trốn về nước. Ở cuộc kháng chiến lần ba (năm 1288), quân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn, lại một lần nữa thắng lợi vẻ vang, trong đó nổi bật nhất là trận Bạch Đằng.
Sách Đại Việt sử ký ghi: "Tháng 3, ngày 8, quân Nguyên hội ở sông Bạch Đằng để đón thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ nhưng không gặp. Hưng Đạo Vương đánh bại chúng. Trước đó, Vương đã đóng cọc ở sông Bạch Đằng, phủ cỏ lên trên. Hôm ấy, nhân lúc nước triều lên, Vương cho quân khiêu chiến rồi giả cách thua chạy, bọn giặc đuổi theo, quân ta cố sức đánh lại. Nước triều xuống, thuyền giặc vướng cọc hết... Quân Nguyên chết đuối nhiều không kể xiết, nước sông do vậy đỏ ngầu cả".
Trần Quốc Tuấn mất năm 1300. Ba lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược, phụng sự hết lòng 4 đời vua Trần là Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông và Anh Tông, Trần Quốc Tuấn được người đời tôn vinh là anh hùng dân tộc, nhà chính trị, danh tướng Việt Nam. - C
Trần Quang Khải
- D
Trần Khánh Dư
2. Vị tướng nhà Trần nào được mệnh danh là "hổ tướng - đánh đâu thắng đó"?
- A
Nguyễn Khoái
- B
Trần Quốc Toản
- C
Phạm Ngũ Lão
Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là tướng xuất sắc của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông vốn người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), xuất thân trong gia đình mấy đời chuyên làm nghề nông.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285), Phạm Ngũ Lão cùng Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền lớn của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, ông phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường rút chạy lên biên giới phía Bắc của chúng.
Trong kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba (1287-1288), Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, truy đuổi cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.Ngoài ra, Phạm Ngũ Lão còn ba lần cất quân đi trừng phạt quân Ai Lao, hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành.
Theo những tư liệu lịch sử còn lưu lại đến nay, suốt sự nghiệp cầm quân lừng lẫy của mình, Phạm Ngũ Lão chưa hề thất bại. - D
Trần Di Ái
3. Vị tướng nhà Trần nào được mệnh danh "cướp giáo giặc", nổi tiếng với bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư"?
- A
Trần Quang Khải
Trần Quang Khải sinh năm 1241, là con thứ ba của vua Trần Thái Tông. Theo sách Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần, từ nhỏ, ông được trang bị đầy đủ kiến thức về văn chương lẫn võ bị binh thư.
Ở cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai, Trần Quang Khải khi ấy đã được phong làm Thượng tương Thái sư, chịu sự điều động của Trần Quốc Tuấn và góp được nhiều công lớn. Ông được giao chỉ huy đánh lui quân của Toa Đô từ Chiêm Thành theo đường bộ kéo ra và quân của Ô Mã Nhi theo đường biển tiếp ứng.
Tiếp đó, Trần Quang Khải cùng với các tướng lĩnh khác như Trần Quốc Toản, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền mở cuộc tấn công đánh bại địch ở bến Chương Dương (thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội bây giờ) - một trong những căn cứ quan trọng của địch.
Trận đánh của Trần Quang Khải là trận lớn bậc nhất, sau đó quân nhà Trần thừa thế tấn công, giải phóng kinh đô Thăng Long và giành nhiều thắng lợi liên tiếp như chém đầu Toa Đô, bắn chết Lý Hằng, quét sạch quân xâm lược Nguyên Mông khỏi đất nước.
Sau chiến thắng, Thái sư Trần Quang Khải cùng vua và các tướng lĩnh trở về Thăng Long. Cảm kích trước chiến thắng hào hùng của cả dân tộc, ông sáng tác bài thơ bất hủ mang tên "Tụng giá hoàn kinh sư" với bốn câu là "Chương Dương cướp giáo giặc /Hàm Tử bắt quân thù/ Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu". Ở cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông vào năm 1288, Trần Quang Khải theo bảo vệ vua Trần Nhân Tông và thượng hoàng Trần Thánh Tông. Ông cũng góp phần to lớn vào việc đập tan toàn bộ đạo quân hùng hậu và thiện chiến của nhà Nguyên do tướng Ô Mã Nhi cầm đầu.
Tháng 7/1294, dưới thời vua Trần Anh Tông, Trần Quang Khải qua đời vì bệnh. Sách Khâm định việt sử thông giám cương mục viết: "Trần Quang Khải lúc làm tướng võ, khi thì làm tướng văn, giúp vương nghiệp nhà Trần, uy danh sánh ngang với Quốc Tuấn". - B
Trần Đán
- C
Trần Quốc Khang
- D
Trần Nhật Duật
4. Danh tướng nổi tiếng nào là em trai của Trần Quang Khải, giỏi ngoại ngữ, mê âm nhạc?
- A
Trần Khánh Dư
- B
Trần Bình Trọng
- C
Trần Ích Tắc
- D
Trần Nhật Duật
Trần Nhật Duật sinh năm 1255, là con thứ sáu của vua Trần Thái Tông. Sách Danh tướng Việt Nam viết: "Trần Nhật Duật nổi tiếng hiểu nhiều biết rộng. Ngoài việc thông thạo nhiều ngoại ngữ, ông còn hiểu biết sâu rộng các nước láng giềng. Học tiếng Tống, tiếng Chiêm Thành, Nhật Duật chẳng những sử dụng thông thạo các ngôn ngữ ấy mà còn tìm hiểu nhiều mặt của các nước đó. Đối với các dân tộc trong nước, Nhật Duật không những hiểu tiếng mà còn hiểu cả tâm tư người khác".
Ngoài 20 tuổi, Trần Nhật Duật được triều đình giao đặc trách những công việc về các dân tộc có liên quan. Có lần tiếp xúc với sứ thần nhà Nguyên, ông vui vẻ, tự nhiên trò chuyện suốt một ngày, khiến sứ Nguyên cho rằng Nhật Duật là người Hán ở Chân Định (nước Triệu cũ) đang làm quan bên Đại Việt.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào thời vua Trần Nhân Tông, một lần sứ giả nước Sách Mã Tích (tên cổ của Singapore) sang cống, nhưng triều đình không tìm được người phiên dịch. Cả thành Thăng Long chỉ có mình Trần Nhật Duật dịch được và nói chuyện trôi chảy bằng thứ ngôn ngữ lạ với sứ giả nước bạn. Cũng nhờ giỏi ngoại ngữ, Trần Nhật Duật từng thu phục lĩnh quân nổi loạn Trịnh Giác Mật ở Đà Giang, quy tụ được không ít người Tống (Trung Quốc) lưu vong ở Đại Việt tình nguyện chiến đấu dưới trướng của ông khi cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai nổ ra. Ông cũng chính là người chỉ huy quân đội nhà Trần đánh tan đội quân của Toa Đô ở cửa Hàm Tử năm 1285.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép "Công đánh giặc Nguyên, Nhật Duật lập được nhiều hơn cả". Phụng sự 4 đời vua Trần là Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông và Minh Tông, Trần Nhật Duật được phong là Đại vương vào năm 1329. Ông mất vào năm 1330.
5. Danh tướng nào nổi tiếng với câu nói "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc"?
- A
Trần Bình Trọng
Trần Bình Trọng sinh năm 1259. Ông nguyên họ Lê, dòng dõi vua Lê Đại Hành, được biết đến là người dũng cảm, mưu lược và võ nghệ tài giỏi hơn người. Ông được gả công chúa Thuỵ Bảo làm con rể vua Trần Thái Tông và trở thành em của Trần Nhật Duật.
Ở cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, thượng hoàng Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông giao nhiệm vụ giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc (nay là vùng giáp ranh giữa Hưng Yên và Hải Dương), ngăn chặn quân Nguyên Mông, đảm bảo cho vua, triều đình, tôn thất và đại quân rút lui an toàn theo đường sông Hồng về hướng phủ Thiên Trường.
Trần Bình Trọng chỉ huy cuộc đánh chặn quân giặc tại bãi Đà Mạc, cho binh sĩ tả xung hữu đột, không ngại hy sinh, chiến đấu rất ngoan cường để kéo dài thời gian nhằm cầm chân quân Nguyên Mông càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, với sự chênh lệch quá lớn về lực lượng, sau nhiều đợt tấn công, quân giặc phá được đội hình quân nhà Trần, Trần Bình Trọng bị sa vào tay giặc.
Theo sách Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần, bắt được viên tướng trẻ của Đại Việt, giặc thấy rõ tài năng, chí khí nên lập kế mua chuộc. Chúng thiết đãi Trần Bình Trọng rất hậu hĩnh, cho ăn ở chu đáo, đối xử mềm mỏng, nhưng Trần Bình Trọng "nhất quyết tuyệt thực, không thèm trò chuyện, không hé nửa lời".
Cuối cùng, chúng dùng danh lợi, chức tước hòng cám dỗ ông. Khi nghe tên tướng giặc hỏi có muốn làm vương ở nước chúng, hưởng phú quý giàu sang, Trần Bình Trọng giận sôi người, không thể nín lặng được nữa, ông quát to vào mặt tên tướng giặc "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc".
Giặc biết không có cách nào chiêu dụ được Trần Bình Trọng nên ra lệnh giết ông để trừ hậu họa vào ngày 26/2/1285. Khi đó, ông mới 26 tuổi. Được tin Trần Bình Trọng mất, vua và triều đình vô cùng thương tiếc dũng tướng hết lòng vì dân vì nước.
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép vua Trần Nhân Tông "được tin này, vật vã khóc thương". Nhà vua đã truy phong tước vương (là tước thứ nhất, chỉ phong cho người trong hoàng tộc) cho ông, tặng ông hai chữ "Trung Nghĩa" và cho lập miếu thờ ngay trên vùng đất ông đã chiến đấu và hy sinh. - B
Trần Uất
- C
Trần Nhật Vĩnh
- D
Trần Liễu
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và thế trận trên sông Bạch Đằng. (Nguồn: VTV)
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: vtc.vn
Tham gia bình luận