ChatGPT hỗ trợ quản lý tài chính cá nhân như thế nào?

ChatGPT hỗ trợ quản lý tài chính cá nhân như thế nào?

Theo CoinTelegraph, ChatGPT có thể hỗ trợ người dùng phần nào trong những quyết định liên quan đến tài chính bằng cách xem xét tình hình và mục tiêu tài chính của người dùng.

Lập kế hoạch ngân sách

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của quản lý tài chính cá nhân là lập kế hoạch ngân sách. ChatGPT có thể đánh giá thu nhập và chi tiêu của một người và đưa ra các đề xuất phù hợp về cách lập kế hoạch và tuân thủ ngân sách phù hợp với nhu cầu của họ. ChatGPT sẽ đề xuất các công cụ lập kế hoạch ngân sách như trang web hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động để hỗ trợ người dùng quản lý tiền tốt hơn. ChatGPT cũng có thể cung cấp cảnh báo và lời nhắc để hỗ trợ người dùng theo dõi ngân sách của mình và tránh chi tiêu quá mức.

Tư vấn đầu tư

ChatGPT cung cấp thông tin cơ bản về các khoản đầu tư như cổ phiếu, tiền số hoặc quỹ tương hỗ (mutual fund) dựa trên các mục tiêu tài chính, mức độ chấp nhận rủi ro và các cân nhắc khác của người dùng. ChatGPT sẽ đề xuất các phương pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.

Người dùng có thể đưa ra quyết định về thời điểm mua hoặc bán các khoản đầu tư với sự trợ giúp của công cụ OpenAI, công cụ này có khả năng cung cấp các cảnh báo, cập nhật về xu hướng và biến động của thị trường. Tuy nhiên, những gợi ý này chỉ dừng ở mức độ tham khảo.

2018-07-09-WhatExpectEarnFinanceDegree-ThinkstockPhotos-494940062.jpg

ChatGPT sẽ giúp con người giảm bớt khó khăn trong việc quản lý tài chính cá nhân.

Chụp màn hình

Quản lý nợ

ChatGPT có thể hướng dẫn người dùng cách giảm nợ và quản lý tài chính tốt hơn. Chẳng hạn, nếu người dùng gặp khó khăn trong việc trả nợ thẻ tín dụng, ChatGPT có thể tư vấn về việc đàm phán lãi suất thấp hơn hoặc kết hợp nợ để thanh toán hợp lý. Bằng cách tìm hiểu thêm về các chiến lược trả nợ, người dùng có thể quyết định thanh toán hóa đơn nào trước tiên.

Trong khi chiến lược "tuyết lở" (debtanche) tập trung thanh toán các khoản vay theo thứ tự lãi suất từ cao nhất đến thấp nhất, thì chiến lược "quả cầu tuyết" (debt snowball) xử lý các khoản nợ từ thấp đến cao. Việc chọn phương pháp nào có thể thuộc vào sở thích và tình hình tài chính của mỗi người, nhưng cả hai phương pháp đều có thể giúp trả nợ hiệu quả.

ChatGPT cũng đưa ra các đề xuất về cách tăng điểm tín dụng, giúp người dùng quản lý tiền khôn ngoan hơn và hạn chế chi tiêu quá mức.

Kế hoạch tiết kiệm và hưu trí

ChatGPT hướng dẫn người dùng cách lập ngân sách cho cả mục tiêu trước mắt và dài hạn, chẳng hạn như nghỉ hưu hoặc trả trước tiền mua nhà.

Người dùng có thể hỏi ChatGPT về số tiền cần gửi mỗi tháng hoặc tài khoản tiết kiệm nào có lãi suất cao nhất. Công cụ này có khả năng đề xuất các chiến lược lập ngân sách và tiết kiệm nghỉ hưu.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận