Độc lạ món mỳ ramen bọ biển 14 chân

Độc lạ món mỳ ramen bọ biển 14 chân

Hơn 100 người đã đăng ký chờ thưởng thức món mỳ độc đáo này kể từ khi nhà hàng mỳ ramen The Ramen Boy tung ra bát mỳ phiên bản giới hạn vào ngày 22/5.

Nhà hàng này đã phải chờ rất lâu để có được nguyên liệu là những con bọ biển khổng lồ (isopod) chế biến món mỳ đặc biệt, theo như thông báo của The Ramen Boy.

Theo ông Hu, chủ nhà hàng The Ramen Boy, "Nhìn thoáng rất hấp dẫn, trông nó rất dễ thương."

"Về phương pháp chế biến, chúng tôi sử dụng phương pháp đơn giản nhất là hấp, vì vậy việc sản xuất bát mỳ ramen đặc biệt không quá khó khăn," ông Hu nói thêm.

Độc lạ món mỳ ramen bọ biển 14 chân - 1

Trước khi thưởng thức The Ramen Boy, các thực khách chụp ảnh một chiếc bát bọ biển đặc biệt. (Ảnh: CNN)

Trước khi cho nó lên trên cùng một bát ramen với nước dùng gà và cá đậm đặc, nhà hàng hấp isopod trong 10 phút. Mỗi bát có giá 1.480 Đài tệ (khoảng 48 USD).

Theo một khách hàng, thịt isopod có kết cấu đặc và hơi dai và có hương vị lai giữa cua và tôm hùm.

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), isopod là động vật chân đốt khổng lồ với họ hàng xa của cua và tôm. Loài này cũng là loài lớn nhất trong số hàng nghìn loài giáp xác khác.

Bọ biển thường được tìm thấy ở độ sâu từ 170 đến 2.140 m dưới đáy biển; 80% loài này sống ở độ sâu từ 365 đến 730 m.

Kể từ khi mỳ ramen bọ biển khổng lồ được phát hiện, một số học giả đã bày tỏ lo ngại về tác động môi trường tiềm ẩn của việc các tàu đánh cá sử dụng lưới giã cào để đánh bắt isopod. Ngoài ra, có những lo ngại về sức con người khi ăn bọ biển.

Tuy nhiên, phần lớn thực khách của The Ramen Boy không quan tâm đến vấn đề nói trên.

Theo cô Digell Huang (34 tuổi), một nhà nghiên cứu di truyền, "Nếu đó chỉ là một thực đơn đặc biệt và những con isopod khổng lồ vô tình bị bắt như chủ nhà hàng nói, mọi người nên thử nếu có cơ hội."

"Tôi rất vinh dự khi có cơ hội nếm thử món mỳ đặc biệt đó," cô ấy nói thêm khi đang ăn một bát mỳ phủ isopod.

Theo Huang Ming-chih, phó giáo sư công nghệ sinh học chuyên về động vật không xương sống ở biển sâu tại Đại học Đài Nam, loài isopod đã được chính thức công nhận ở Đài Loan vào năm ngoái và không có nhiều dữ liệu về loài này.

"Cách tốt nhất là tiến hành nhiều nghiên cứu hơn và tạo ra một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về isopod trước khi chúng ta có thể ăn nó," ông Ming-chih nói thêm.

Trà Khánh(Nguồn: CNN)

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận