Google Doodle tôn vinh ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Google Doodle tôn vinh ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Google Doodle tôn vinh ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam có từ năm 1958 khi Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục FISE từ năm 1953, đã quyết định lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo" trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa.

Năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định, trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958.

Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11.

Ngày nhà giáo Việt Nam (ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo", tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Ngày 31 tháng 8 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương.

Trong đó nêu rõ: Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức. Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền. Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trong đó "Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là ‘0' và năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại".

Năm 2019 là 37 năm kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (so với năm kỷ niệm 1982), không phải là năm tròn nên trong Nghị định cũng chỉ rõ "Không tổ chức lễ kỷ niệm" mà thay vào đó là "Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống".

Theo Vnreview

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận