Google thuyết phục các nhà sản xuất thêm nút Google Assistant lên smartphone như thế nào?

Google thuyết phục các nhà sản xuất thêm nút Google Assistant lên smartphone như thế nào?

Google thuyết phục các nhà sản xuất thêm nút Google Assistant lên smartphone như thế nào?

Một số trợ lý ảo như Siri, Bixby hay Google Assistant đều được tích hợp trên nhiều thiết bị điện tử hiện nay như đồng hồ, smartphone, TV, loa,...

Có rất nhiều cách để kích hoạt trợ lý ảo trên smartphone như nhấn một phím tắt riêng, nhấp đúp nút Home hay chỉ cần đọc khẩu lệnh nhưng tiện nhất vẫn là bấm nút để kích hoạt nhanh. Mặc dù thuận tiện là vậy nhưng trợ lý ảo đôi khi lại bị coi là là bất tiện và không như cách các hãng quảng cáo.

Ví dụ như việc Samsung đưa nút Bixby riêng biệt lên trên smartphone từ năm 2017. Động thái này khiến người dùng gặp khó khăn trong việc thao tác, dẫn tới việc hay bấm nhấm vào nút Bixby. Nhưng ngay cả khi Samsung đã cho phép người dùng tắt phím chuyên dụng này đi thì rõ ràng sự tiện lợi của trợ lý ảo vẫn còn là một dấu hỏi.

Tuy bất tiện là vậy nhưng không hiểu sao trợ lý ảo Google Assistant lại đang được nhiều hãng smartphone Android sủng ái, thậm chí hứa hẹn sẽ tích hợp dưới dạng nút bấm chuyên dụng cho smartphone kể từ năm 2019.

Sự trỗi dậy của trợ lý ảo Google Assistant

Khoảng một tháng trước, Google công bố đang hợp tác với một số hãng smartphone nhằm đưa nút bấm Google Assistant lên nhiều smartphone hơn. Đó là những cái tên như LG, Nokia (HMD Global), Xiaomi, Vivo hay TCL.

Tất cả các hãng này đều hứa sẽ bổ sung thêm nút kích hoạt trợ lý ảo của Google. Mới đây nhất, LG G8 ThinQ hay Xiaomi Mi 9 đã có nút bấm này. Google ước tính sẽ có khoảng 100 triệu chiếc smartphone trang bị nút trợ lý ảo Google Assistant xuất xưởng trong năm 2019 này.

Tất nhiên việc Samsung và Huawei vắng mặt trong danh sách này là điều khá dễ hiểu vì Samsung đã có trợ lý ảo Bixby và Huawei đang tự phát triển trợ lý ảo của riêng mình.

Nhưng có một điều khá khó hiểu là tại sao nhiều hãng sản xuất smartphone lại quyết định bổ sung thêm một tính năng chắc chắn sẽ làm lợi cho Google chứ không phải họ? Tất nhiên có một số giả thuyết thú vị trả lời cho câu hỏi này.

Giả thuyết 1: Google đang trợ cấp cho các mẫu smartphone tích hợp nút Google Assistant

Đây là một giả thuyết không mấy khả dĩ nhưng vẫn có thể xảy ra. Google nhiều khả năng đã sử dụng tiềm lực tài chính để thuyết phục và tạo lòng tin đối với các nhà sản xuất.

Đã trở thành tiền lệ, Google cũng từng trả cho Apple hàng tỷ đô chỉ để công ty sử dụng công cụ tìm kiếm của Google trên các dịch vụ như Safari và trên trình duyệt Mozilla Firefox. Vậy nên sẽ không ngạc nhiên nếu Google quyết định chi tiền để thúc đẩy sự phát triển cho trợ lý ảo Google Assistant còn non trẻ.

Hơn hết, chính người dùng lại là người được hưởng lợi nếu như thực sự Google và các hãng có mối quan hệ hợp tác tài chính. Rõ ràng các sản phẩm khi được trợ giá từ Google sẽ có mức giá bán hợp lý hơn đáng kể.

Giả thuyết 2: Google lấy tư cách là hãng phát triển nền tảng Android để gây áp lực và thuyết phục các nhà sản xuất

Việc Google độc quyền phát triển và tạo ra nền tảng di động Android chắc chắn là lợi thế rất lớn của Google trong mọi mối quan hệ hợp tác.

Tuy Android là hệ điều hành mã nguồn mở, tức là tất cả mọi người đều có thể sử dụng miễn phí nhưng hầu hết các ứng dụng mà người dùng hay sử dụng nhất như Google Maps, Gmail, Play Store lại phải xin cấp phép từ Google thì mới có thể tích hợp trên smartphone Android.

Nếu các hãng không xin giấy phép từ Google, các thiết bị Android của họ về cơ bản sẽ không thể sử dụng được, trừ phi họ có những lựa chọn thay thế giống như cách các hãng Trung Quốc đang làm.

Việc ép các hãng sử dụng là một chuyện nhưng Google cũng muốn thông qua động thái này nhằm khẳng định với các hãng về tính hữu ích của trợ lý ảo Google Assistant. Đây là một kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra vì "quyền lực mềm" của Google trong giới công nghệ hiện nay đang rất lớn.

Giả thuyết 3: Chúng ta có thể đã nhầm về sự bất tiện của nút trợ lý ảo Bixby

Chúng ta có thể đã nghe quá nhiều về sự bất tiện của nút trợ lý ảo chuyên dụng. Nhưng xét về mặt nào đó, đây có thể chỉ là phàn nàn của một nhóm thiểu số và họ đang cố tình tác động lên nhận thức chung của công chúng.

Google đã phải dành nhiều thời gian và nguồn lực để nghiên cứu trợ lý ảo Google Assistant trước khi quyết định tích hợp nó trên mọi thiết bị Android. Do đó đây rõ ràng không phải là một trò đùa. Nếu trợ lý ảo này xuất hiện trên khoảng 100 triệu người dùng đúng như mục tiêu, điều này sẽ tạo tiền đề để người dùng thêm gắn bó và ràng buộc với Google Assistant.

Tất nhiên số người dùng chưa quen với công nghệ trợ lý ảo giọng nói vẫn còn rất nhiều và thậm chí họ còn không biết nó xuất hiện trên smartphone của mình. Nhưng một khi đã làm quen được với công nghệ này, người dùng có thể thích chúng và thấy rằng nút trợ lý ảo không hẳn đem đến sự bất tiện. Phím trợ lý ảo chuyên dụng trên smartphone là đại diện cho sự tồn tại rõ ràng của trợ lý ảo. Nó là một phần của smartphone và bạn hoàn toàn có thể thấy và tương tác với nó dễ dàng.

Giờ đây Google và các đối tác đã tham gia vào cuộc đua biến trở lý ảo thành phím bấm vật lý cùng Samsung. Sẽ thật thú vị nếu cả Huawei cũng tham gia vào cuộc đua này và biến mọi smartphone đều có khả năng triệu hồi trợ lý ảo bằng phím bấm ngay trên máy.

Theo Vnreview

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận