Hệ sinh thái Edu tech của ĐH Quốc gia TP.HCM

Hệ sinh thái Edu tech của ĐH Quốc gia TP.HCM

Để “giữ giãn cách xã hội” (social distance), nhưng đồng thời đảm bảo hoạt động không quá gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế xã hội giáo dục, Khu công nghệ phần mềm ĐH Quốc gia TP.HCM thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp về công nghệ giáo dục (Edu Tech), đặc biệt trong mảng họp, làm việc, học tập, ôn luyện, thi trực tuyến.

Giải pháp họp, làm việc và học tập trực tuyến mang tên VNU Meet. VNU Meet được phát triển bởi Tesse, công ty khởi nghiệp Việt Nam được ươm tạo tại Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG-TP.HCM. Dữ liệu của Tesse được lưu trữ, xử lý trên hạ tầng công nghệ của Trung tâm Dữ liệu ĐHQG-TP.HCM, điều đó đảm bảo hoàn toàn vấn đề an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu. Các thành viên sáng lập và điều hành Tesse đều là sinh viên và cựu sinh viên của ĐHQG-TP.HCM, bao gồm 02 thành viên từ ĐH Khoa học Tự nhiên, 4 thành viên từ ĐH Công nghệ Thông tin. Về tính năng, Tesse có đầy đủ các tính năng họp và học trực tuyến như Zoom, với quy mô lên đến 1.000 người dùng tham gia lớp học cùng một lúc. Với việc đầu tư thêm hạ tầng công nghệ, giải pháp này có thể đáp ứng được số lượng lên đến 30.000 người dùng đồng thời, tức gần khoảng 50% sinh viên ĐHQG-HCM học đồng thời. Xem thêm tại đây.

Giải pháp học tập, ôn luyện, thi trực tuyến (cho các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông). SHub Classroom là startup được ươm tạo tại Khu Công nghệ Phần mềm ITP - ĐHQG TP.HCM từ năm 2019, cũng là dự án xuất sắc nhất đạt giải trong chương trình "Tri thức trẻ vì Giáo dục" của Bộ Giáo dục và Đào tạo 2019. Dữ liệu của SHub Classroom được lưu trữ và đảm bảo các an toàn về thông tin tại Trung tâm dữ liệu, ĐH Quốc gia TP.HCM. Các thành viên sáng lập và điều hành SHub Classroom là cựu sinh viên của ĐH Khoa học Tự Nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM. Hiện nay, SHub Classroom đã cung cấp nền tảng cho 7 Sở giáo dục Tỉnh (Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Đắc Nông, Kiên Giang, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Nam Định); triển khai tại 2.845 trường học; hơn 1,5 triệu học sinh tham gia; hơn 80.000 giáo viên và tổ chức được 95.000 lớp học trên hệ thống; có mặt ở 63/63 tỉnh thành trên cả nước; ứng dụng TOP 1 trên các bảng xếp hạng Google Play và App Store. Xem thêm tại đây.

Giải pháp học tập, ôn luyện, thi trực tuyến (cho các trường cơ sở giáo dục đại học). Cohota tên gọi tắt của Cổng Học Tập, là một nền tảng học trực tuyến ra đời từ năm 2017 nhằm giúp các giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống và lan toả tri thức ở các nước đang phát triển. Cohota được ươm tạo tại Khu Công nghệ Phần mềm ITP - ĐHQG TP.HCM và dữ liệu của Cohota được lưu trữ và đảm bảo các an toàn về thông tin tại Trung tâm dữ liệu, ĐH Quốc gia TP HCM. Hiện nay, Cohota đã cung cấp nền tảng hệ thống quản trị học tập (LMS) cho các trường ĐH An Giang (ĐH Quốc gia TP HCM), ĐH Bạc Liêu, ĐH Bà Rịa Vũng Tàu, đang chuẩn bị các phương án cho ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP HCM), ĐH Văn Lang. Xem thêm tại đây.

N.C

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận