Hiện tượng Trăng xanh là thuật ngữ chỉ hiện tượng trăng tròn thứ hai trong cùng tháng 8, không liên quan đến màu sắc của Mặt Trăng. Hình ảnh trên được một bạn trẻ ở Hà Nội ghi lại vào đêm nay. (Ảnh: Lê Anh)
Hình ảnh chụp tại Quảng Ngãi. Nguyễn Văn Tuấn, CLB Thiên văn nghiệp dư Quảng Ngãi (QAAC) cho biết, do thời tiết nhiều mây đen, nên phải đợi khá lâu để chụp được hiện tượng thiên văn trên.
Ảnh do CLB Thiên văn nghiệp dư Quảng Ngãi (QAAC) cung cấp.
Thời khắc siêu Trăng tròn đến cực đại diễn ra khá ngắn. (Ảnh: Trà Khánh)
Siêu Trăng xanh có thể quan sát từ nhiều nơi ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Trong ảnh là hình ảnh siêu trăng chụp tại Edinburg, Anh. (Ảnh: AP)
Trăng xanh siêu hiếm tại hồ Michigan, Chicago, Mỹ. (Ảnh: AP)
Bóng hoa in trên trăng xanh tại Geneva, Thụy Sĩ. (Ảnh: Jeff Knox/Daily Herald)
Máy bay bay qua siêu trăng từ sân bay quốc tế O'Hare, Illinois, Mỹ. (Ảnh: Paul Valade/ Daily Herald)
Siêu trăng tại tháp Petronas, Malaysia. (Ảnh: AP)
Sydney, Australia. (Ảnh: AP)
Thành phố Kansas, Mỹ. (Ảnh: AP)
Cầu Cổng Vàng, California, Mỹ. (Ảnh: AP)
Đây là siêu trăng thứ hai trong tổng cộng 3 siêu trăng của năm 2023. Lần trăng tròn trước diễn ra vào ngày 1/8 và lần đó cũng là siêu trăng. Mặt Trăng sẽ nằm ở phía đối diện của Trái Đất so với Mặt Trời và được chiếu sáng hoàn toàn. Trong ảnh là hình ảnh siêu Trăng xanh ở thủ đô Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: AP)
Montevideo, Uruguay. (Ảnh: AP)
Milan, Italy. (Ảnh: AP)
Hiện tượng siêu trăng không phải là hiếm, nó diễn ra trung bình 3-4 lần/năm. Tuy nhiên, Trăng xanh lại ít phổ biến hơn, khi chỉ có một trong số 33 lần siêu trăng đáp ứng đủ điều kiện. Trong ảnh là siêu Trăng xanh trên bầu trời London, Anh. (Ảnh: AP)
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: vtc.vn
Tham gia bình luận