Ngôi làng có đường vào nhưng tìm đâu cũng không thấy lối ra

Ngôi làng có đường vào nhưng tìm đâu cũng không thấy lối ra

Vào những năm Gia Khánh của triều đại nhà Thanh, một ngôi làng tên là Cao Kỷ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đột nhiên bị cướp ập đến cướp bóc. Chúng hơn 100 người, ai nấy đằng đằng sát khí. Thế nhưng, một chuyện kỳ lạ đã xảy ra. Toán cướp đi vào qua cổng làng vô cùng dễ dàng nhưng tìm thế nào cũng không thấy lối ra.

Quá tức giận, chúng định dùng lửa đốt sạch cả ngôi làng. Nào ngờ, đi tới đâu toán cướp cũng gặp bẫy giăng, chật vật một hồi, cuối cùng chúng cũng bị tóm gọn. Sau đó, dân làng liền giải toán cướp này lên quan phủ.

Hóa ra, do địa hình đặc biệt của làng Cao Kỷ tương tự như mê cung nên nhóm cướp bóc dù đông và hung hãn vẫn phải chịu thua. Hơn nữa, chúng không biết rằng dân làng từ sớm đã có chuẩn bị. Vậy Cao Kỷ có gì đặc biệt mà các chuyên gia nói rằng ngôi làng này “vào được nhưng không ra được”?

Một ao làng được thiết kế theo kiến trúc âm dương. (Ảnh: Sohu)

Một ao làng được thiết kế theo kiến trúc âm dương. (Ảnh: Sohu)

Các chuyên gia thực hiện một chuyến khảo sát toàn bộ ngôi làng. Họ phát hiện ra quả thực khi đi vào ngôi làng rất dễ bị lạc, dù đi mãi nhưng luôn quay lại nơi vừa đứng. Cuối cùng, họ đành phải nhờ sự trợ giúp của dân làng mới thoát ra được.

Trên thực tế, làng Cao Kỷ được thiết kế dựa theo quy luật. Ngôi làng có tới 48 con đường nhỏ, cách bài trí của mỗi con đường nhỏ này giống hệt nhau nên con người đi đến đâu cũng cảm giác như mình vừa đi qua. Ngoài ra, mỗi đoạn đường trong làng đều xây một ngôi miếu nhỏ với vẻ ngoài giống y nhau. Vì vậy, chỉ có người dân mới có thể phân biệt sự khác nhau của những ngóc ngách trong làng.

Thiết kế của ngôi làng còn rất nhiều điểm thú vị. Trong đó, nổi bật nhất là nếu lấy ao làng làm trung tâm rồi nối với 5 con đường chính trong làng sẽ tạo thành hình hoa mai chia ngôi làng làm 5 khu vực nhỏ. Trong 5 khu vực nhỏ này lại có những con đường chồng chéo giống hệt nhau.

Theo các ghi chép cổ về ngôi làng, làng Cao Kỷ đã có lịch sử hàng trăm năm. Kể từ năm Hồng Vũ thứ 13 từ thời nhà Minh, những cư dân đầu tiên đã tới Hồ Nam và thiết kế ra kiểu kiến trúc hoa mai độc đáo cho ngôi làng này. Sở dĩ họ xây làng theo kiến trúc này là để đề phòng những đám trộm cướp.

Quốc Thái(Nguồn: Sohu)

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo

Phẫn nộ

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận