Sự kiện được tổ chức với sự tham dự của các cơ quan quản lý nhà nước, hội viên Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam và các hiệp hội chuyên ngành, thầy cô giảng viên cùng đông đảo sinh viên từ các trường cao đẳng, đại học trong thành phố.
Sự kiện bao gồm hội thảo với chủ đề “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc - Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ” |
Sự kiện bao gồm hội thảo với chủ đề “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc - Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ” với mong muốn cập nhật thông tin bổ ích về âm nhạc và quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm chứa đựng âm nhạc, trưng bày sản phẩm sở hữu trí tuệ (SHTT) và đặt bàn tư vấn SHTT.
Đồng thời, hội thảo cũng là diễn đàn để các chuyên gia từ Liên đoàn Hiệp hội Ghi âm Quốc tế (IFPI), các luật sư, nhạc sĩ và nghệ sĩ thảo luận về cơ hội và thách thức của công cuộc chuyển đổi số đến ngành âm nhạc. Các nội dung chính được bàn luận trong sự kiện bao gồm:
Xu hướng âm nhạc hiện nay.
Tình hình bảo vệ tác quyền âm nhạc ở Việt Nam và trên thế giới.
Tác động của công cuộc chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đến việc bảo vệ tác quyền âm nhạc nói riêng và ngành âm nhạc nói chung.
Hội thảo cũng là diễn đàn để các chuyên gia từ Liên đoàn Hiệp hội Ghi âm Quốc tế (IFPI), các luật sư, nhạc sĩ và nghệ sĩ thảo luận về cơ hội và thách thức của công cuộc chuyển đổi số đến ngành âm nhạc |
Theo các chuyên gia, việc ứng dụng công nghệ hiện đại như AI và blockchain được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường hiệu quả trong việc bảo vệ tác quyền của nghệ sĩ.
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị đã xác định chuyển đổi số là động lực trọng tâm trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, âm nhạc với vai trò là thành tố quan trọng của ngành công nghiệp sáng tạo, đang mở ra nhiều cơ hội mới. Việc khai thác hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực âm nhạc sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền cho thành phố Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên mới. |
Tại buổi hội thảo, Luật sư Phan Vũ Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TP.HCM, Trưởng Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam, nhấn mạnh rằng “chuyển đổi số trong ngành công nghiệp âm nhạc là xu hướng tất yếu để thích ứng và phát triển”. Ông cũng chỉ ra rằng sự bùng nổ của công nghệ AI và deepfake đã khiến việc phát hiện hành vi xâm phạm trở nên phức tạp hơn, trong khi các tổ chức đại diện tập thể quyền (CMO) hiện chưa đủ năng lực công nghệ để giám sát nội dung số trên quy mô toàn cầu. Việc truy cứu trách nhiệm đối với vi phạm từ các tài khoản cá nhân hoặc ẩn danh cũng gặp nhiều thách thức. Đặc biệt, các tác phẩm do AI tạo ra hiện không được bảo hộ, tạo ra khoảng trống lớn trong việc khai thác thương mại và phân chia quyền lợi.
Luật sư Phan Vũ Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TP.HCM, Trưởng Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam |
Để giải quyết những vấn đề này, Luật sư Phan Vũ Tuấn đề xuất đẩy mạnh ứng dụng công nghệ blockchain và DRM (Công nghệ quản lý nội dung số) trong xác lập, quản lý quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường hợp tác quốc tế.
Ông nhấn mạnh rằng, chuyển đổi số mở ra cơ hội để nghệ sĩ vươn ra thị trường toàn cầu, nhưng cũng đòi hỏi những hành động thiết thực nhằm bảo vệ sự sáng tạo trong môi trường kỹ thuật số không biên giới.
Đồng quan điểm, ông Trần Thăng Long, Giám đốc Marketing Universal Music Vietnam, cũng cho biết, tại các công ty ghi âm hàng đầu thế giới, hoạt động số hóa và khai thác bản quyền trên nền tảng số đã trở thành hoạt động cơ bản và phát triển nhất của nghệ sỹ.
Vấn đề đặt ra là “Bảo vệ bản quyền âm nhạc bằng công nghệ blockchain như thế nào?”
Trong phần tham luận về chủ đề chuyển đổi số lĩnh vực bản quyền âm nhạc, bà Lê Nguyễn Trà My, Giám đốc Truyền thông Công ty IPChain, thành viên Chi hội Blockchain TP.HCM, chia sẻ về tiềm năng của blockchain và Web3 trong việc xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong âm nhạc.
Bà Lê Nguyễn Trà My, Giám đốc Truyền thông Công ty IPChain, thành viên Chi hội Blockchain TP.HCM |
Hiện nay 80% nghệ sĩ không nắm quyền sở hữu bản quyền đối với các tác phẩm của chính mình. Năm 2024, tại Việt Nam đã ghi nhận 79 vụ kiện liên quan đến bản quyền âm nhạc, trong đó có nhiều ca khúc nổi bật như ‘Hồng nhan’, ‘Anh nhà ở đâu thế’. Không ít tác phẩm bị tái sử dụng và đăng tải lại trên nhiều nền tảng mà không có sự cho phép của tác giả.
Bà My cho biết, trong mô hình phân phối truyền thống, dù một bài hát đạt hàng tỷ lượt nghe trên Spotify, nghệ sĩ chỉ nhận được khoảng 20-30% doanh thu, phần còn lại thuộc về hãng đĩa và nền tảng phân phối.
Thực tế này khiến nhiều nghệ sĩ trẻ cảm thấy nỗ lực sáng tạo của mình chưa được ghi nhận xứng đáng.
Theo đại diện Chi hội Blockchain TP.HCM, Web3 mở ra phương thức tiếp cận mới, cho phép nghệ sĩ chủ động xác lập quyền sở hữu, bán trực tiếp sản phẩm cho người hâm mộ thông qua NFT và nhận tiền bản quyền tự động, không cần qua trung gian. Công nghệ blockchain có thể gắn mã định danh duy nhất cho mỗi tác phẩm, chứng minh quyền sở hữu và phát hiện vi phạm ngay lập tức.
Những ví dụ thành công đã xuất hiện, như ca sĩ Grimes từng bán được 6 triệu USD trong 20 phút, hay Binz phát hành 900 NFT cho ca khúc “Don’t Break My Heart” và tạo ra mô hình phân phối âm nhạc độc lập, hiệu quả.
Từ đó, Web3 cho phép các nghệ sĩ không chỉ phát hành nhạc cho fan nghe, mà còn bán bài hát dưới dạng tài sản số độc quyền, giúp cả nghệ sĩ và người hâm mộ cùng sở hữu giá trị. Bà khẳng định “Công nghệ không cướp đi nghệ thuật – mà nếu ta dùng đúng, công nghệ sẽ trả lại quyền làm chủ nghệ thuật cho chính người sáng tạo.”
Tuy nhiên, bà My cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng, nhiều nghệ sĩ hiện vẫn e ngại khi tiếp cận công nghệ mới vì chưa quen với các thuật ngữ kỹ thuật số. Để hỗ trợ nghệ sĩ, IPChain cùng với Chi hội Blockchain TP.HCM (HBA) đang triển khai quy trình đơn giản hóa việc đúc và niêm yết NFT, giúp các nghệ sĩ dễ dàng bảo vệ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ một cách chủ động, minh bạch và hợp pháp.
Nhạc sĩ Hữu Tâm, tác giả bản hit "Vùng trời bình yên", cũng chia sẻ những trải nghiệm cá nhân khi làm quen với quá trình số hóa âm nhạc. Dù thừa nhận ban đầu gặp nhiều thách thức, nhưng ông đánh giá cao vai trò của bản quyền trong thời đại số, cho rằng việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã giúp nghệ sĩ có thể thực sự sống bằng sáng tạo của mình.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Viễn đã gửi lời cảm ơn tới các đơn vị đồng hành và bày tỏ mong muốn các nghệ sĩ, nhà sản xuất âm nhạc |
Cũng tại sự kiện, Sở Khoa học và Công nghệ Tp HCM, cơ quan tham mưu cho Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về sở hữu trí tuệ, cũng đã phát động cuộc thi video clip mang chủ đề “Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh với sở hữu trí tuệ”. Đây là một hoạt động của thành phố hưởng ứng Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tại lễ bế mạc sự kiện, Tiến sĩ Nguyễn Văn Viễn đã gửi lời cảm ơn tới các đơn vị đồng hành và bày tỏ mong muốn các nghệ sĩ, nhà sản xuất âm nhạc ngày càng đánh giá cao hơn nữa vai trò của sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam.
Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: dientungaynay.vn
Tham gia bình luận